Hiện nay, có rất nhiều hiện tượng đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội và trật tự công cộng. Pháp luật hiện nay có khung pháp lý nào dành cho hành vi sai phạm này hay không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội là hiện tượng tổ chức, cá nhân sử dụng những thông tin sai lệch, những hình ảnh minh họa không chính xác, thêm bớt nội dung trên báo chí để đăng tải trên mạng xã hội, làm xôn xao dư luận và ảnh hưởng đến đời sống xã hội, trật tự công cộng
Hiện nay có rất nhiều vụ việc đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, NPLaw sẽ lấy ví dụ từ một vụ việc thực tế gần đây:
Vào ngày 27/11, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Phòng An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB) Công an tỉnh vừa phối hợp với Thanh tra Sở TT&TT tỉnh xác minh, xử lý người quản lý trang fanpage “Loa phường phố Huế” vì đã đăng tin bài sai sự thật, thêm bớt nội dung của báo chí gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Cụ thể, sau khi đọc được một số thông tin trên báo chí về việc có đề án đưa tên các vị vua triều Nguyễn vào đặt tên đường phố tại TP Huế, fanpage này đã chỉnh sửa nội dung rồi tự đề cập tên các vị vua như: Gia Long, Bảo Đại, Thiệu Trị... vào danh sách đặt tên đường. Sự việc này gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng ANCTNB Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Thanh tra Sở TT&TT tỉnh xác minh, làm rõ người quản lý trang fanpage này. Theo đó, việc đăng tải các hình ảnh trên là do V.V.P và T.T.P (trú tại TP Huế) thực hiện.
Làm việc với cơ quan chức năng, những người liên quan thừa nhận hành vi vi phạm; đồng thời tự giác gỡ bỏ bài viết và hình ảnh đã đăng tải, cam kết tuân thủ quy định khi sử dụng mạng xã hội. Với việc sử dụng hình ảnh minh họa không chính xác, thêm bớt nội dung trên báo chí, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận, V.V.P (quản trị viên chính) của fanpage đã bị Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên - Huế ra quyết định xử phạt số tiền 7,5 triệu đồng.
(Nguồn: Hải Lan, Xử lý nghiêm việc đăng tin giả, sai sự thật trên mạng xã hội, cand.com.vn)
Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, việc này làm ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội
Xử phạt vi phạm hành chính
Đối với các hành vi mà Bộ luật hình sự chưa quy định là tội phạm hoặc các hành vi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP, thì chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính nếu có một trong các hành vi sau:
Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, nếu tổ chức có hành vi đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, nếu là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật đã đăng.
Xử lý hình sự
Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau:
Tội làm nhục người khác ( Điều 155 Bộ luật hình sự 2015):
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm….
Hành vi đăng thông tin sai sự thật có thể làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Nếu người nào có hành vi này có thể bị xử lí hình sự về tội làm nhục người khác với mức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 thì có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội vu khống ( Điều 156 Bộ luật hình sự 2015):
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
Nếu người cố ý đăng tải thông tin sai thật nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm; bị phạt tù từ 1-3 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 156 Bộ luật hình sự 2015; bị phạt tù từ 3-7 năm phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 156 Bộ luật hình sự 2015. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là “mạo danh người khác”, tuy nhiên, có thể hiểu mạo danh người khác là việc sử dụng thông tin, danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức khác để làm những việc có lợi cho mình hoặc để thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân tổ chức khác.
Đối với hành vi mạo danh người khác đưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội có thể bị xử lý về hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017. Với tội danh này, người phạm tội có thể bị xử phạt với mức phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Mức phạt nặng nhất là từ 2-5 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
4.2 Người nổi tiếng đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội có bị phạt?
Theo những phân tích ở trên về những chế tài mà tổ chức, cá nhân có thể bị áp dụng khi có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, bất kì tổ chức, cá nhân nào có hành vi này thì tùy vào mức độ vi phạm có thể sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu người nổi tiếng có hành vi sai phạm cũng sẽ bị áp dụng chế tài như các cá nhân, tổ chức vi phạm khác.
Chủ thể có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, nếu đã bị xử phạt hành chính và buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả nhưng không thực hiện, thì theo quy định tại Điều 86 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 43 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế sau đây:
Như vậy cá nhân, tổ chức vi phạm nếu đã bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả mà không thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Tùy vào từng trường hợp, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn