Giao kết hợp đồng là một trong những giao dịch dân sự rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, người ta thường áp dụng biện pháp đặt cọc. Vậy có thể sử dụng vàng để đặt cọc được không? Đặt cọc bằng vàng có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến đặt cọc bằng vàng hiện nay.
Giao kết hợp đồng là một trong những giao dịch dân sự rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, người ta thường áp dụng biện pháp đặt cọc. Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đối tượng của đặt cọc có thể là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Khi tham gia giao dịch đặt cọc, bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản cụ thể, tài sản này được xem là đối tượng của đặt cọc. Tài sản đặt cọc có thể sử dụng để đảm bảo thực hiện hoặc giao kết hợp đồng, sẽ được trả lại hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền khi hợp đồng được giao kết, thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Không phải đối tượng nào cũng có thể trở thành đối tượng của đặt cọc mà chỉ giới hạn những loại tài sản nhất định, tài sản đặt cọc phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-NHNN giải thích từ ngữ như sau:
Theo đó, đặt cọc bằng vàng được hiểu là bên đặt cọc giao cho bên nhận cọc vàng để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-NHNN giải thích từ ngữ như sau:
Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau: Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Hiện nay, pháp luật chỉ quy định kim khí quý là vàng được sử dụng đặt cọc chứ không quy định cụ thể loại vàng nào.
Căn cứ tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về chấm dứt hợp đồng như sau:
Theo đó, hợp đồng đặt cọc bằng vàng sẽ chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 17/2014/TT-NHNN quy định vàng là một trong những loại kim khí quý. Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành, thì các bên có thể đặt cọc bằng vàng để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Khi các bên thực hiện giao dịch đặt cọc bằng vàng trái pháp luật sẽ dẫn đến hệ quả giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của Luật theo Điều 122, 123 BLDS 2015. Theo đó, căn cứ Điều 131 BLDS 2015, giao dịch đặt cọc bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Đồng thời, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi phải bồi thường trong trường hợp có thiệt hại xảy ra.
Như vậy, bai bên khi giao dịch đặt cọc cần nắm rõ các quy định để tránh giao dịch bị vô hiệu, dẫn đến việc không đạt được mục đích của hợp đồng và phải chịu những khoản thiệt hại phát sinh.
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Theo đó, việc đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, ngoài ra không đòi hỏi đáp ứng về điều kiện hình thức xác lập. Do vậy, việc ký kết hợp đồng đặt cọc là tùy theo thỏa thuận của các bên, không nhất thiết phải được lập thành văn bản.
Theo khoản 3 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.”
Theo đó, tranh chấp đặt cọc bằng vằng là tranh chấp dân sự. Do đóm thẩm quyền giải quyết khi phát sinh tranh chấp đặt cọc bằng vàng là Tòa án.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 17/2014/TT-NHNN quy định vàng là một trong những loại kim khí quý. Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Theo đó, vàng cũng là đối tượng đặt cọc trong giao dịch đặt cọc theo quy định tại Điều 328 BLDS 2015. Hiện nay vẫn chưa có quy định nào về việc cấm sử dụng vàng để đặt cọc mua nhà, mua xe mà chỉ cấm việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong hoạt động kinh doanh vàng (khoản 4 Điều 19 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP).
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về đặt cọc bằng vàng uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về đặt cọc bằng vàng. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về đặt cọc bằng vàng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn