ĐẤT HỢP TÁC XÃ CÓ ĐƯỢC PHÉP CHUYỂN NHƯỢNG

Từ lâu, hợp tác xã đã ra đời và mang theo vai trò của một mô hình tổ chức kinh tế, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội nước ta. Do đó, giống như các tổ chức kinh tế khác, hợp tác xã về đầu tư kết cấu hạ tầng cũng được Nhà nước khuyến khích phát triển thông qua việc giao đất, cho thuê đất nhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động của mình. Vậy đất hợp tác xã là gì? Liệu đất của hợp tác xã có được chuyển nhượng hay không? Pháp luật có những quy định nào để điều chỉnh việc sử dụng đất hợp tác xã không? Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ những vấn đề liên quan đến loại đất này. 

I. Tìm hiểu về đất hợp tác xã 

1. Đất hợp tác xã là gì? 

Đất hợp tác xã được hiểu là đất mà hợp tác xã có được thông qua một trong các phương thức sau:

Thứ nhất là được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và thứ hai là được Nhà nước cho thuê đất có thu tiền (hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê) đối với việc sử dụng đất đó.                                                                   Ngoài ra, căn cứ theo Điều 177 Luật đất đai 2013, có thể thấy đất của hợp tác xã còn có thể có được thông qua phương thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ các thành viên thuộc hợp tác xã. 

Như vậy, có thể nhận diện đất hợp tác xã bởi việc đất đó có được do Nhà nước giao, cho thuê hoặc do các thành viên của hợp tác xã tự góp vốn. 

II. Các quy định về đất hợp tác xã 

1. Quyền sử dụng đất của hợp tác xã

Theo Điểm a Khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã 2012, thì quyền sử dụng đất của hợp tác xã do Nhà nước giao đất, cho thuê đất nằm trong một phần tài sản không chia. Tài sản không chia ở đây được hiểu là phần tài sản có được từ phần trợ cấp của Nhà nước, do đó sẽ không được chia nếu hợp tác xã giải thể. Theo đó, có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ hạn chế quyền của các thành viên hợp tác xã trong trường hợp họ chấm dứt tư cách thành viên đối với tổ chức, chứ không hề có sự hạn chế về quyền của hợp tác xã đối với quyền sử dụng đất bao gồm cả các quyền giao dịch. Ngoài ra, vì hợp tác xã cũng là một tổ chức kinh tế, do đó nếu thỏa mãn các điều kiện mà luật định về giao dịch quyền sử dụng đất, thì hợp tác xã vẫn được tiến hành như các tổ chức kinh tế khác. Các quyền đó có thể bao gồm:

a. Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất 

  • Đối với trường hợp đất được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất: Theo quy định tại Khoản 8 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, đối với những dự án đầu tư mà được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Hợp tác xã sẽ được quyền tự thanh lý quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó theo quyết định của mình. Tuy nhiên, nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư khác thì hợp tác xã phải tiến hành trong vòng 24 tháng kể từ khi dự án này kết thúc. Quá thời hạn nêu trên mà không thực hiện việc chuyển nhượng thì sẽ bị Nhà nước thu hồi theo Điểm i khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013                                                            

  • Đối với trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã có được do các thành viên góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Hợp tác xã có quyền sở hữu đất như người sử dụng đất bình thường khác. Vậy nên, việc chuyển nhượng được tiến hành khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 như đất không có bất kì tranh chấp nào, không nằm trong diện đảm bảo cho việc thi hành án và đặc biệt là phải còn thời hạn sử dụng. 

b. Quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất 

Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 174 Luật đất đai 2013, thì hợp tác xã được phép cho thuê lại quyền sử dụng đất trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất                                                               hoặc cho thuê đất và thu tiền thuê đất một lần tính cho cả thời gian thuê thì có quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất đó. Miễn là việc cho thuê phải đảm bảo các điều kiện chung tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 đã đề cập trước đó. 

III. Những thắc mắc thường gặp về đất hợp tác xã

1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hợp tác xã như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, hợp tác xã có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hai trường hợp. Nếu đất đó là đất do Nhà nước giao đất hoặc cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư thì việc chuyển nhượng phải được thực hiện trong vòng 24 tháng kể từ khi dự án đó chấm dứt. Thứ hai, nếu đất đó thuộc sở hữu của hợp tác xã, do các thành viên góp vốn thì việc chuyển nhượng được thực hiện khi đáp ứng một số điều kiện chung về chuyển nhượng quyền sử dụng đất do pháp luật về đất đai quy định.

2. Hợp tác xã không được nhận chuyển nhượng đất khi nào?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 191 Luật đất đai 2013 thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Bởi vì hợp tác xã được xem là một tổ chức kinh tế sử dụng đất, thế nên khi rơi vào một trong các diện nêu trên thì hợp tác xã sẽ không được nhận chuyển nhượng đất. 

3. Hợp tác xã phá sản thì đất do các thành viên góp vốn giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo Điểm b khoản 2 Điều 177 Luật đất đai 2013, đất do các thành viên thuộc hợp tác xã góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng sẽ thuộc về hợp tác xã. Do đó, nếu không may hợp tác xã phá sản thì Nhà nước không được phép thu hồi mà sẽ được xử lý theo điều lệ riêng của hợp tác xã và nghị quyết đại hội thành viên.

4. Mua đất hợp tác xã do chính quyền thôn bán vào năm 1997 thì có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Đây là trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền, tuy nhiên căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 19 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP dù đất được giao không đúng thẩm quyền nhưng nếu đất đó được sử dụng ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/07/2014, trong quá trình sử dụng không phát sinh tranh chấp nào và việc sử dụng đúng với nội dung quy hoạch của Nhà nước thì người đang sử dụng đất đó vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.                     Như vậy, trường hợp đất được chính quyền thôn bán, được sử dụng ổn định từ năm 1997, xác nhận không xảy ra tranh chấp nào và việc sử dụng phù hợp với quy hoạch thì đương nhiên sẽ được phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

5. Được Nhà nước giao đất để thành lập Hợp tác xã không sử dụng trong bao lâu thì bị Nhà nước ra quyết định thu hồi đất?  

Căn cứ theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013, đất hợp tác xã được Nhà nước giao để thành lập hợp tác xã nếu không được sử dụng trong vòng 12 tháng liên tục thì sẽ bị Nhà nước ra quyết định thu hồi. 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp