Cũng như việc đặt tên công ty, khi đặt tên chi nhánh pháp luật cũng quy định phải đáp ứng các quy định về yếu tố tên chi nhánh. Vậy cụ thể pháp luật có yêu cầu như thế nào đối với việc đặt tên chi nhánh doanh nghiệp? Dưới đây NPLaw sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật doanh nghiệp trao quyền cho các doanh nghiệp được phép thành lập chi nhánh khi đáp ứng các quy định của pháp luật. Trong quá trình thành lập chi nhánh, các công ty phải đặt tên chi nhánh, quy định về đặt tên chi nhánh được pháp luật quy định, các công ty phải đặt tên chi nhánh đúng quy định, trường hợp đặt sai tên chi nhánh sẽ không được phòng đăng ký kinh doanh chấp nhận.
Nhiều doanh nghiệp khi đặt tên cho chi nhánh không xem xét kỹ lưỡng về điều kiện đặt tên cũng như không tìm hiểu kỹ về các trường hợp bị cấm đặt tên dẫn đến việc tên chi nhánh bị đặt sai, không được chấp thuận, hồ sơ đăng ký bị trả về dẫn đến mất thời gian cho doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý về đặt tên chi nhánh doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể, căn cứ pháp lý về đặt tên chi nhánh doanh nghiệp được quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên chi nhánh được quy định như sau:
- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh.
- Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về việc đăng ký tên chi nhánh như sau:
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
- Phần tên riêng trong tên chi nhánh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Như vậy, khi đặt tên chi nhánh doanh nghiệp, công ty cần phải tuân thủ những quy định nêu trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về việc đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp có thể đặt tên chi nhánh là tiếng nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Như vậy bắt buộc phải gắn tên chi nhánh tại trụ sở chi nhánh doanh nghiệp.
Căn cứ vào Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như sau:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Các công ty khi đặt tên cho công ty mình cần lưu ý tránh những quy định cấm nêu trên, việc đặt tên công ty nếu vi phạm những quy định cấm nêu trên sẽ không được phòng đăng ký kinh doanh chấp nhận, đồng thời hồ sơ đăng ký sẽ bị trả lại để chỉnh sửa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp bao gồm việc đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
Như vậy tên viết tắt của công ty không được trùng với tên viết tắt của công ty khác.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn có kiến thức sâu rộng về doanh nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn những vấn đề liên quan đến đặt tên chi nhánh doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục đặt tên chi nhánh doanh nghiệp theo ủy quyền của khách hàng.
Như vậy, đặt tên chi nhánh doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn liên quan đến vấn đề đặt tên chi nhánh doanh nghiệp, hãy liên hệ đến NPLaw chúng tôi qua Hotline: 0913 449968 hoặc Email: legal@nplaw.vn để được tư vấn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn