Đấu giá cổ phẩn ngày càng trở nên phổ biến, mỗi đợt đấu giá thu hút cả ngàn nhà đầu tư đăng ký tham gia. Việc tổ chức đấu giá cổ phần được thực hiện theo quy định hiện hành, kết quả đấu giá được xác định như thế nào cũng được luật quy định chặt chẽ. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Trong giai đoạn 2016 đến nay, cơ chế, chính sách về thoái vốn, cổ phần hóa đã được xây dựng tương đối đầy đủ và nhận được sự đồng thuận quyết liệt trong từng doanh nghiệp, từng cá nhân lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Theo HOSE, phiên bán đấu giá cổ phần đầu tiên được thực hiện cho Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vào ngày 17/2/2005 với tổng số lượng bán đấu giá thành công 1.827.000 cổ phần với giá trị cổ phần bán được đạt 572 tỷ đồng. Phiên bán đấu giá Vinamilk đánh dấu bước khởi đầu cho việc phát triển hoạt động đấu giá cổ phần tại HOSE, thu hút nhiều doanh nghiệp và nhiều nhà đầu tư lớn tham gia. Cũng từ đây, các doanh nghiệp cổ phần hóa trở thành động lực phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu, các đợt đấu giá thu hút hàng ngàn nhà đầu tư đăng ký tham gia. Chẳng hạn đợt đấu giá cổ phần của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty Vận tải Dầu khí, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ), Công ty Nhiệt điện Bà Rịa, Công ty kinh doanh Khí hóa Lỏng miền Nam…
Hiện nay, đấu giá cổ phần được xem là một kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp.
Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định Bán đấu giá cổ phần là hình thức bán công khai cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi cho các nhà đầu tư có sự cạnh tranh về giá.
Theo quy định tại khoản 17 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018 ghi nhận về Hội đồng bán đấu giá cổ phần như sau:
Hội đồng bán đấu giá cổ phần là tổ chức thực hiện chỉ đạo việc bán đấu giá cổ phần bao gồm: đại diện Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp đấu giá, đại diện Ban tổ chức đấu giá, đại diện tổ chức tư vấn bán cổ phần và đại diện nhà đầu tư (nếu có). Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cổ phần là Trưởng Ban chỉ đạo cổ phần hóa hoặc thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hóa do Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa ủy quyền bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cổ phần thay mặt cho Hội đồng bán giá đấu cổ phần ký các văn bản thuộc thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018, những đối tượng tham gia đấu giá cổ phần gồm:
Đối tượng tham gia đấu giá cổ phần bao gồm tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm a Khoản 3 Điều 1 Nghị định 140/2020/NĐ-CP và đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với nhà đầu tư trong nước
+ Đối với nhà đầu tư cá nhân: Là công dân Việt Nam, có địa chỉ liên hệ, Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, giấy tờ tùy thân hợp lệ và có đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Đối với nhà đầu tư tổ chức: Là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam; có tư cách pháp nhân (đối với các tổ chức kinh tế); có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép hoạt động; có địa chỉ liên hệ.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: ngoài các quy định như đối với tổ chức và cá nhân trong nước, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định sau:
+ Mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động liên quan đến mua cổ phần phải thông qua tài khoản này;
+ Có Giấy chứng nhận mã số giao dịch chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp (bản sao có xác nhận của ngân hàng lưu ký hoặc công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản lưu ký);
+ Tuân thủ quy định hiện hành về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp.
- Các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư: Trường hợp các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác đầu tư có trách nhiệm tách biệt rõ số lượng nhà đầu tư, số cổ phần cửa từng nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký mua.
Thủ tục đăng ký tham gia bán đấu giá thực hiện theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018 như sau:
Bước 1: Nhận Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần
Nhà đầu tư nhận hoặc in mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần tại các địa điểm và địa chỉ website nêu tại khoản 2 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018.
Bước 2: Nộp tiền đặt cọc
Bước 3: Nộp Đơn đăng ký tham gia đấu giá
Nhà đầu tư điền đầy đủ thông tin vào Đơn đăng ký tham mua cổ phần và nộp bản chính tại địa điểm làm thủ tục đăng ký kèm theo xuất trình các giấy tờ theo quy định.
Lưu ý: Nhà đầu tư chỉ được sửa đổi hoặc hủy đăng ký tham gia đấu giá trong thời hạn làm thủ tục đăng ký nêu trên. Trường hợp hủy đăng ký tham gia đấu giá, nhà đầu tư phải làm đơn đề nghị hủy đăng ký tham gia đấu giá gửi Đại lý đấu giá nơi nhà đầu tư đăng ký mua theo Phụ lục số 03 kèm theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018.
Cổ phần được xem là tài sản. Đấu giá cổ phần không thành công khi thuộc một trong các trường hợp đấu giá không thành tại khoản 1 Điều 52 Luật Đấu giá tài sản 2016 bao gồm:
Những trường hợp sau đây bị coi là vi phạm Quy chế bán đấu giá và nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc được quy định tại khoản 1 Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018 gồm:
Theo điểm a khoản 5 Điều 6 Thông tư 32/2021/TT-BTC quy định việc xác định kết quả đấu giá được thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn giá đặt mua từ cao xuống thấp cho đủ số lượng cổ phần chào bán nhưng không thấp hơn giá khởi điểm. Tại mức giá trúng đấu giá thấp nhất, trường hợp các nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) cùng đặt mức giá bằng nhau, nhưng số cổ phần còn lại ít hơn tổng số cổ phần các nhà đầu tư này đăng ký mua tại mức giá trúng đấu giá thấp nhất thì số cổ phần của từng nhà đầu tư được mua xác định như sau:
Số cổ phần nhà đầu tư được mua | = | Số cổ phần còn lại chào bán | X | Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký mua |
Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua |
Trường hợp có quy định tỷ lệ tối đa số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua thì việc xác định kết quả đấu giá thực hiện theo nguyên tắc trên nhưng số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua không vượt quá tỷ lệ tối đa theo quy định của pháp luật hiện hành
Căn cứ vào thông báo kết quả đấu giá, nhà đầu tư trúng đấu giá mua cổ phần có trách nhiệm thanh toán tiền mua cổ phần trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả bán đấu giá cổ phần theo khoản 1 Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018.
Nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc đấu giá cổ phần trong các trường hợp vi phạm Quy chế bán đấu giá và nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc được quy định tại khoản 1 Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018.
Theo Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018 thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xác định được số cổ phần không bán hết, Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần thông báo cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa để xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và khoản 3 Điều 8 Thông tư 32/2021/TT-BTC.
Các vấn đề pháp lý liên quan đến đấu giá cổ phần mang tính phức tạp. Do đó mà luật quy định khá chặt chẽ cho vấn đề này. Vì vậy, cần tìm luật sư tư vấn có đủ kinh nghiệm, sự hiểu biết về các quy định liên quan đến vấn đề này.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn