Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng hiện đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm cũng như hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho các tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể nói trên sẽ không được thuận lợi nếu không có các tổ chức chuyên môn, trong đó có tổ chức giám định quyền tác giả. Vậy tổ chức này là gì và làm thế nào để được cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả? Quý Khách hàng hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả là gì?
Cơ sở pháp lý
1. "Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11" được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
2. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của "Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12" được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009;
3. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, "Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14" được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019;
4. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của "Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15" được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2022;
5. "Nghị định số 17/2023/NĐ-CP" được Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 4 năm 2023 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
6. "Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL" được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2012 Hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan.
Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả là một loại tài liệu mang giá trị chứng nhận vị trí, vai trò của tổ chức này. Vậy giám định quyền tác giả là gì và Giấy chứng nhận này được định nghĩa ra sao?
Căn cứ tại "khoản 1 Điều 3 Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL", giám định quyền tác giả, quyền liên quan là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.
Như vậy, đây là việc của các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền trao nhiệm vụ nhằm xác định và giải quyết các vấn đề về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả khi có yêu cầu giám định.
Hiện nay, không có quy định về các chủ thể thuộc tổ chức giám định quyền tác giả. Mặc dù vậy, tổ chức muốn được cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả phải có ít nhất một người có thẻ giám định viên. Bên cạnh đó, vì tổ chức được cấp Giấy chứng nhận phải thuộc một trong các loại hình như doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam) thì các chủ thể quan trọng khác là người đại diện theo pháp luật và người giữ nhiệm vụ quản lý tổ chức này.
Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả không được đưa ra khái niệm trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào nhưng có thể được hiểu là văn bản có giá trị pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giám định quyền tác giả khi các tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định.
Tổ chức giám định quyền tác giả
Theo quy định tại "khoản 2 và 2a Luật Sở hữu trí tuệ 2005", sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022, để được cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, các tổ chức là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật phải đáp ứng yêu cầu: (1) có ít nhất một cá nhân có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ và (2) không thuộc trường hợp là tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
Như vậy, các tổ chức thuộc các loại hình là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả khi có đề nghị và đáp ứng các điều kiện trên.
Để được cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, tổ chức có đề nghị cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo trình tự như sau:
Hồ sơ thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả được quy định tại "khoản 1 Điều 99 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP" bao gồm một số tài liệu sau đây:
(1) Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan (theo Mẫu số 12 của Phụ lục III ban hành kèm theo "Nghị định số 17/2023/NĐ-CP");
(2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Giấy đăng ký hoạt động hoặc Quyết định thành lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
(3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc giữa tổ chức và giám định viên làm việc cho tổ chức.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả
Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Tổ chức có đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả chuẩn bị và gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
- Bước 4: Tiếp nhận kết quả.
Các tổ chức có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận này lập hồ sơ và gửi đến Cục Bản quyền trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính, sau đó, quy trình thực hiện thủ tục gồm các bước như trên.
Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả có một số quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 95 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP.
(1) Thuê giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện giám định theo các vụ việc;
(2) Đề nghị tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
(3) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(1) Hoạt động theo đúng lĩnh vực giám định ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và Giấy chứng nhận tổ chức giám định;
(2) Thực hiện việc giám định theo nguyên tắc như sau:
- Tuân thủ pháp luật, tuân theo trình tự, thủ tục giám định;
- Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;
- Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định;
- Chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận giữa người có yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định.
(3) Bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vụ việc giám định;
(4) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp tiết lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân có liên quan;
(5) Từ chối tiếp nhận và thực hiện giám định trong trường hợp pháp luật khác có quy định bắt buộc phải từ chối giám định;
(6) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động giám định theo định kỳ 6 tháng và hàng năm bằng văn bản gửi về cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
(7) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Xoay quanh các vấn đề về Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, một số thắc mắc được đặt ra như sau:
Theo quy định tại "khoản 3 Điều 11 Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL", Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả có hiệu lực kể từ ngày được cấp. Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận được ghi rõ trong Giấy này.
Theo quy định tại "khoản 5 Điều 11 Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL", Giấy chứng nhận tổ chức giám định bị thu hồi đối với một trong các trường hợp sau đây:
(1) Tổ chức giám định không còn đáp ứng các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, đó là: (1) có ít nhất một cá nhân có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ và (2) không thuộc trường hợp là tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;
(2) Tổ chức giám định có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giám định bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định theo quy định của pháp luật;
(3) Có chứng cứ khẳng định Giấy chứng nhận tổ chức giám định được cấp trái với quy định của pháp luật;
(4) Tổ chức giám định chấm dứt hoạt động giám định.
Một số câu hỏi thường gặp về Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả
Căn cứ tại "Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL", thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả thuộc về Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đối với thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, tổ chức có đề nghị sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 20 ngày theo quy định tại "khoản 2 Điều 99 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP".
Các vấn đề liên quan đến Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả phần lớn có liên quan đến việc đề nghị cấp, cấp lại, tư vấn trong trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận,... Bên cạnh đó, Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả là một chứng từ quan trọng, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức. Do đó, khi giải quyết các vấn đề này, Quý Khách hàng cần có sự tư vấn từ những đơn vị hoặc người có chuyên môn trong lĩnh vực luật nói chung và sở hữu trí tuệ nói riêng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (Hãng luật NPLaw) là một công ty chuyên về luật uy tín, hiện có cung cấp dịch vụ tư vấn các vấn đề về Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả cũng như các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung. Quý Khách hàng có mong muốn được tư vấn vui lòng liên hệ hotline 0913 449 968 hoặc truy cập trang web nplaw.vn để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn về các thủ tục. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, NPLaw hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín đến với Quý Khách hàng.
Trên đây là nội dung tư vấn của NPLaw về Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả. Quý Khách hàng khi cần được tư vấn về việc thực hiện các thủ tục hoặc giải quyết công việc liên quan đến Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả hãy lưu ý các nội dung trên. Trong trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc có vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ NPLaw để được tư vấn giải quyết. Trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ - HÃNG LUẬT NPLAW
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn