Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có sức hút lớn đối với nhiều vốn đầu tư đến từ nhiều quốc gia. Theo quy định của pháp luật, để dự án đầu tư được phép hoạt động trên thực tế, Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư trước khi thực đầu tư vào Việt Nam. Sau khi được cấp giấy phép đầu tư, không thể tránh khỏi việc điều chỉnh dự án đầu tư để phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế của chủ đầu tư, do đó hiện nay, nhiều Nhà đầu tư nước ngoài cũng có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp phép trước đó.
Điều chỉnh dự án đầu tư có thể hiểu là trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư khi có nhu cầu điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án,… thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hay hiểu ngắn gọn điều chỉnh dự án đầu tư là việc nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Để bảo đảm nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư, Nhà nước đã đặt ra yêu cầu Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư khi có thay đổi trong thực hiện dự án đầu tư, theo khoản 2 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định, đề nghị thực hiện dự án đầu tư được thực hiện khi:
“2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Để cụ thể hóa quy định này khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 đã đặt ra các trường hợp Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư khi thay đổi ít nhất một trong những thông tin sau: thông tin về chủ đầu tư, tên dự án, mục tiêu dự án, quy mô dự án, địa điểm thực hiện dự án, vốn đầu tư, tiến độ góp vốn, tiến độ thực hiện dự án, thời hạn hoạt động của dự án.
Như vậy, Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong thực tế, Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư nếu việc điều chỉnh làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, căn cứ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 và Mục 4 Chương IV Nghị định số 31/2021/NĐ-CP có thể phân ra các loại đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cụ thể như sau:
- Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư;
- Chuyển nhượng dự án không làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án là tài sản bảo đảm;
- Chia, tách và sáp nhập dự án đầu tư
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế;
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư;
- Sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để hợp tác kinh doanh;
Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT khi Nhà đầu tư muốn điều chỉnh Dự án đầu tư thì nội dung trong đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cần có những nội dung sau:
- Tên dự án đầu tư;
- Nhà đầu tư;
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng;
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động);
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm;
- Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
- Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
Thứ nhất, Tranh chấp với công ty mục tiêu: Trong thực tế, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp là phổ biến nhất do thời gian thực hiện thủ tục tương đối ngắn và đơn giản. Tuy nhiên, việc mua lại một công ty tại Việt Nam thì thường vướng vào một số quy định pháp lý như ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Khi mua lại một công ty tại đây, nhà đầu tư nên thẩm định pháp lý thật kỹ những vấn đề về điều kiện kinh doanh. Giả sử một công ty chưa điều chỉnh giấy phép đầu tư để hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc chưa đáp ứng các điều kiện hoạt động thì có khả năng họ sẽ che giấu các thông tin này.
Thứ hai, Tranh chấp nội bộ nhà đầu tư: Trong quá trình đầu tư, sẽ dễ dàng có những tranh chấp phát sinh trong nội bộ nhà đầu tư như tranh chấp về tỷ lệ góp vốn, tiến độ góp vốn… Để tránh tình trạng này, ngay khi phát sinh việc thay đổi về tiến độ góp vốn hoặc tổng vốn đầu tư,... nhà đầu tư nên có sự chuẩn bị và thảo luận kỹ lưỡng sau đó ghi nhận nội dung này vào đăng ký đầu tư.
Dịch vụ tư vấn khi thực hiện đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư của Công ty Luật TNHH Ngọc Phú:
- Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh doanh nghiệp liên quan đến nội dung điều chỉnh theo quy định của pháp luật và thông tin doanh nghiệp cung cấp;
- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện các thủ tục để điều chỉnh dự án đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ để được điều chỉnh dự án đầu tư;
- Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư…
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn