Dịch vụ hỗ trợ vận tải là một hoạt động hiện nay ngày càng đa dạng và phổ biến, được phát triển lên từ việc vận chuyển hàng hóa. Vậy làm sao để hiểu thế nào là dịch vụ hỗ trợ vận tải và điều kiện, mã ngành của dịch vụ này như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa ngày càng đa dạng và phổ biến. Với khái niệm vận tải là quá trình mà tác dụng lực vào một hay nhiều vật thể để di chuyển chứng từ vị trí này sang vị trí khác, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của con người. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển, các hoạt động thương mại cũng bắt đầu xuất hiện, điều đó cũng tăng nhu cầu đối với việc trao đổi, vận chuyển hàng hóa. Vậy nên để đáp ứng các nhu cầu này, dịch vụ vận tải đã ra đời. Đời sống công nghệ tăng cao nên dịch vụ hỗ trợ vận tải là điều tất yếu cần phải có.
Khái niệm về dịch vụ vận tải được hiểu là một hoạt động vận chuyển hàng hóa mà mang tính kinh tế, diễn ra giữa người vận tải, cung cấp dịch vụ (chủ thể) và người có hàng hóa cần vận chuyển, sử dụng dịch vụ, chịu trách nhiệm thanh toán (khách thể). Tại dịch vụ này sẽ được thực hiện với bằng nhiều phương thức vận chuyển đa dạng khác nhau như là : vận chuyển đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường ống.
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải bao gồm: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không; Bốc xếp hàng hóa; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải;
Chú ý khi mà đăng ký hay kê khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần kê khai ngành, nghề cấp 4 tại quy định của Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg
Điều kiện để thực hiện dịch vụ hỗ trợ vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật:
Nhóm hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy bao gồm:
- Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường thủy;
- Hoạt động của cảng biển, cảng sông, bến tàu, cầu tàu;
- Hoạt động của các cửa ngầm đường thủy;
- Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu cập bến;
- Hoạt động của tàu, xà lan, Lash, hoạt động cứu hộ;
- Hoạt động của trạm hải đăng.
Loại trừ hoạt động Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243 ( tức là nhóm Bốc xếp hàng hóa cảng biển) và nhóm 52244 ( tức là nhóm Bốc xếp hàng hóa cảng sông); Hoạt động của các bến du thuyền được phân vào nhóm 93290 ( tức là Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).
Như vậy, trừ bốc xếp hàng hóa trong nhóm 52243 và nhóm 52244 thì còn lại thuộc nhóm hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách được quy định tại Điều 56 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT như sau:
Nội dung kinh doanh bến xe hàng trong kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ bao gồm:
a) Dịch vụ xe ra, vào bến;
b) Dịch vụ xếp, dỡ, đóng gói và bảo quản hàng hoá.
c) Dịch vụ trông giữ phương tiện.
d) Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề dịch vụ hỗ trợ vận tải. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn