Trong bối cảnh ngày càng chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, việc xử lý chất thải nguy hại đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Một trong những nghĩa vụ của chủ nguồn thải là phải tiến hành xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định pháp luật. Vậy xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại cần có những lưu ý gì?
Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn về giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Các chất thải nguy hại là những chất thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, có những đặc tính như ăn mòn, dễ lây nhiễm, dễ gây cháy nổ,...(ví dụ như hóa chất công nghiệp, rác thải điện tử, thuốc trừ sâu,...). Do đó không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể xử lý chất thải gây hại và được phép xử lý chất thải gây hại mà cần phải được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lợi ích khi có giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Trước đây, theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 có quy định cụ thể về giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, loại giấy phép này đã được tích hợp chung trong “giấy phép môi trường”. Theo đó, để cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, đơn vị cần xin giấy phép môi trường trong đó có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Như vậy, có thể hiểu: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép môi trường cấp cho đơn vị xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).
Căn cứ tại khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về yêu cầu của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Theo đó thì cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây khi xin giấy phép môi trường (giấy phép xử lý chất thải nguy hại):
- Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
- Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;
- Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;
- Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;
- Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;
- Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;
- Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
Theo Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020, hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại như sau:
Hiện nay pháp luật không có quy định gia hạn giấy phép môi trường.
Theo điểm a Khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020, trường hợp giấy phép môi trường hết hạn thì có thể yêu cầu cấp lại giấy phép chứ không có quy định về gia hạn giấy phép.
Thời hạn của giấy phép môi trường (giấy phép xử lý chất thải nguy hại) được quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- 10 năm đối với đối tượng không thuộc hai trường hợp trên.
- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Giấy phép môi trường bị thu hồi trong các trường hợp sau đây theo Khoản 5 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020:
Theo Điều 14 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, không có giấy phép môi trường về xử lý chất thải thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng - 220.000.000 đồng tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường khác nhau và bị đình chỉ hoạt động nguồn phát thải từ 03 - 06 tháng, thậm chí còn có thể bị di dời dự án, cơ sở đến địa điểm khác.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ Luật sư chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn