Nhu cầu sửa chữa nhà ở hiện nay vô cùng lớn, rất nhiều người có xu hướng sửa sang lại nhà cửa cho thời thượng hơn, phong cách hơn hoặc sửa chữa theo phong thủy hoặc sở thích, thói quen. Do đó, rất nhiều dịch vụ sửa chữa nhà cửa đã được cung cấp ra trên thị trường nhằm phục vụ nhu cầu đó.
Hình ảnh hợp đồng sửa chữa nhà ở
Vậy hợp đồng sửa chữa nhà ở được thể hiện như thế nào? Sau đây, NPLAW sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp đồng sửa chữa nhà ở.
Hợp đồng sửa chữa nhà ở có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan, cũng như giúp việc sửa chữa, bảo trì nhà ở được thực hiện đúng quy trình và hợp pháp. Dưới đây là các vai trò chủ yếu của hợp đồng sửa chữa nhà ở:
Vai trò của hợp đồng sửa chữa nhà ở là rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của các bên và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Hợp đồng không chỉ là công cụ để bảo vệ quyền lợi tài chính mà còn là công cụ giúp các bên thống nhất về yêu cầu công việc, chất lượng, tiến độ, và chi phí. Bên cạnh đó, hợp đồng sửa chữa còn đóng vai trò như một tài liệu pháp lý có giá trị nếu xảy ra tranh chấp hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình thi công sửa chữa.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Nhà ở 2023, nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cá nhân. Nhà ở được sử dụng vào mục đích để ở và mục đích không phải để ở mà pháp luật không cấm là nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp.
Là một loại hợp đồng dân sự, do đó hợp đồng sửa chữa nhà ở cũng mang bản chất của hợp đồng này. Theo đó, có thể hiểu: Hợp đồng sửa chữa nhà ở là sự thỏa thuận của các bên về thực hiện công việc sửa chữa nhà ở. Trong đó, bên sửa chữa nhà ở sẽ thực hiện những công việc nhất định theo thỏa thuận, sau đó nhận thù lao từ việc sửa chữa nhà ở do bên có nhu cầu sửa chữa nhà ở trả.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định mẫu chung của Hợp đồng sửa chữa nhà ở, các bên có thể sử dụng mẫu có sẵn hoặc tự soạn thảo hợp đồng nhưng cần đảm bảo có các nội dung sau:
Hình ảnh mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở
Trong hợp đồng sửa chữa nhà ở, quyền và nghĩa vụ của các bên (chủ nhà và nhà thầu) phải được quy định rõ ràng để đảm bảo quyền lợi và tránh tranh chấp trong quá trình thực hiện công việc sửa chữa. Dưới đây là một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng sửa chữa nhà ở:
Bên tham gia | Quyền | Nghĩa vụ |
Chủ nhà | - Giám sát, kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc. | - Cung cấp thông tin và yêu cầu rõ ràng về công việc sửa chữa. |
- Nhận công trình hoàn chỉnh và yêu cầu bảo hành. | - Đảm bảo mặt bằng thi công thuận tiện và an toàn. | |
- Yêu cầu sửa chữa lại nếu công trình không đạt yêu cầu. | - Thanh toán đúng hạn và đầy đủ theo hợp đồng. | |
Nhà thầu | - Nhận thanh toán đầy đủ và yêu cầu thay đổi công việc (nếu cần). | - Thực hiện công việc theo đúng yêu cầu, chất lượng và tiến độ. |
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình thi công. | - Đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình. | |
- Cung cấp bảo hành và sửa chữa lại nếu có lỗi trong thi công. |
Căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Hình ảnh hợp đồng
Theo đó, các bên không được thanh toán hợp đồng bằng tiền đô, trừ một số trường hợp sau theo Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN như:
Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì hợp đồng sửa chữa nhà ở là một loại giao dịch phổ biến nên các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đển Điều 133 của Bộ luật dân sự cũng được áp dụng để giải quyết đối với hợp đồng vô hiệu.
Như vậy, hợp đồng sẽ vô hiệu trong những trường hợp sau:
Ký kết hợp đồng giúp hợp pháp hóa giao dịch sửa chữa, tạo ra căn cứ pháp lý để các bên thực hiện công việc sửa chữa và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. Nếu không có hợp đồng, các bên có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình nếu có tranh chấp.
Hợp đồng sửa chữa nhà ở là văn bản xác định quyền lợi và nghĩa vụ của cả chủ nhà và nhà thầu, từ việc thực hiện công việc sửa chữa đến việc thanh toán chi phí. Điều này giúp các bên tránh được những hiểu lầm và tranh cãi sau này về phạm vi công việc, chi phí, tiến độ thi công và các yêu cầu sửa chữa khác.
Một trong những lý do quan trọng nhất khi ký hợp đồng sửa chữa nhà ở là để đảm bảo công việc được thực hiện đúng yêu cầu, đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, khi có hợp đồng, các bên sẽ có cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình sửa chữa.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng sửa chữa nhà ở. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn