Dịch vụ tư vấn pháp lý về mua lại trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Trong một số trường hợp, trái phiếu có thể đi kèm với điều khoản cho doanh nghiệp quyền mua lại trước hạn với một mức giá cố định, được gọi là “trái phiếu có thể mua lại” (“callable bond”). Ngược lại, trái phiếu cũng có thể đi kèm với điều khoản cho trái chủ quyền bán lại cho doanh nghiệp với một mức giá xác định, được gọi là "trái phiếu có thể bán lại" (“putable bond”). 

Vậy pháp luật có những quy định như thế nào về mua lại trái phiếu. Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn và giải đáp những thắc mắc cho quý khách hàng.

I. Tìm hiểu về mua lại trái phiếu

1. Mua lại trái phiếu là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế thì trái phiếu doanh nghiệp là là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

Theo đó, mua lại trái phiếu là việc doanh nghiệp mua lại trái phiếu đã phát hành của chính doanh nghiệp trước ngày đáo hạn.

2. Có được mua lại trái phiếu không?

Quyền mua lại trái phiếu trước hạn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 65/2022/NĐ-CP) như sau:

“Mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu

1. Doanh nghiệp phát hành được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu. Riêng đối với mua lại trước hạn trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, khi thực hiện phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trái phiếu bị hủy bỏ sau khi được mua lại.

2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu là cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu, ngoại trừ trường hợp bắt buộc mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này…”

Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu được mua lại trái phiếu trước hạn. 

II. Quy định pháp luật về mua lại trái phiếu

1. Lưu ý khi mua lại trái phiếu

  • Đối với mua lại trước hạn trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, khi thực hiện phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 
  • Trái phiếu bị hủy bỏ sau khi được mua lại.
  • Việc mua lại trái phiếu trước hạn trong trường hợp bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư không áp dụng đối với trường hợp trái phiếu bị thu hồi theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
  • Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu là cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu.

2. Quy định khi mua lại trái phiếu

Các trường hợp mua lại trái phiếu trước hạn bao gồm:

a) Mua lại trước hạn theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và người sở hữu trái phiếu.

b) Bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư khi:

  • Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
  • Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
  • Các trường hợp khác được nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu (nếu có).

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch mua lại trái phiếu

Đối với mua lại trái phiếu trước hạn, các bên cần lưu ý quyền và nghĩa vụ theo Điều 23 Nghị định 153/2020/NĐ-CP như sau: 

  • Trong thời hạn 10 ngày trước ngày mua lại trái phiếu trước hạn, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu về việc mua lại trước hạn, bao gồm: phương thức tổ chức mua lại; điều kiện, điều khoản của việc mua lại; khối lượng trái phiếu mua lại theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc mua lại trái phiếu trước hạn,, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo cơ quan phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đồng thời gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán.

Ngoài ra, quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu còn bao gồm:

  • Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ theo quy định; được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu.
  • Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành.
  • Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu; được sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật.

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến mua lại trái phiếu

1. Mua lại trái phiếu không được thực hiện khi nào?

Theo khoản 9 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định “Mua lại trái phiếu trước hạn” là việc doanh nghiệp mua lại trái phiếu đã phát hành của chính doanh nghiệp trước ngày đáo hạn. Như vậy, việc mua lại trái phiếu phải tiến hành trước ngày đáo hạn. Mua lại trái phiếu sẽ không được thực hiện nếu việc mua lại diễn ra sau ngày đáo hạn. 

Ngoài ra, việc mua lại trái phiếu trước hạn trong trường hợp bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư không áp dụng đối với trường hợp trái phiếu bị thu hồi theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Những phương thức mua lại trái phiếu

-Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 65/2022/NĐ-CP), trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:

  • Đấu thầu phát hành: là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.
  • Bảo lãnh phát hành: là phương thức bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành.
  • Đại lý phát hành: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
  • Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.

-Đối với, mua lại trái phiếu có, 2 phương thức là thỏa thuận hoặc bắt buộc. Cụ thể:

  • Mua lại trước hạn theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và người sở hữu trái phiếu.
  • Bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư khi:
  • Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
  • Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.

3. Ai không được mua lại trái phiếu

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 65/2022/NĐ-CP) quy định: Doanh nghiệp phát hành được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu. Như vậy, trường hợp không phải doanh nghiệp phát hành sẽ không được mua lại trái phiếu.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến mua lại trái phiếu

Vấn đề mua lại trái phiếu là vấn đề pháp lý phức tạp, bao gồm nhiều nội dung về trường hợp, điều kiện, trình tự thủ tục liên quan đến mua lại trái phiếu. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến mua lại trái phiếu, vui lòng liên hệ Công ty NPLAW.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: