Điều chỉnh giấy phép xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng, là phương án thay đổi nội dung giấy phép nhằm phù hợp nhu cầu xây dựng thực tế. Tuy nhiên không phải chủ đầu tư nào cũng hiểu rõ các nội dung liên quan đến điều chỉnh giấy phép xây dựng. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc các thông tin pháp lý cần thiết về điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Việc cấp giấy phép xây dựng được coi là cơ sở bảo đảm công tác quản lý nhà nước về xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trong xây dựng công trình; đồng thời, tạo điều kiện kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng. Vì nhiều lý do khác nhau, các công trình có sự thay đổi, không còn phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp. Do đó, chủ đầu tư phải tiến hành điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Hiện nay, điều chỉnh giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính được thực hiện gần như phổ biến và chủ yếu đối với giấy phép xây dựng của các công trình lớn tại các thành phố lớn hoặc các thành phố tiềm năng. Kéo theo đó, dịch vụ pháp lý về thủ tục, giấy phép cũng như nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật liên quan đến điều chỉnh giấy phép xây dựng những tăng cao.
Điều chỉnh giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung Giấy phép xây dựng đã được cấp và được thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình. Nội dung khác biệt bao gồm: Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc; Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính; Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. Những thay đổi khác thì không phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp.
Theo khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng hiện hành, trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng năm 2014, trình tự thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi nhận như sau:
Bước 01: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
Bước 02: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
Bước 03: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
Bước 04: Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
Bước 05: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, gồm:
- Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng;
- Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp;
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường;
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 hoặc Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Hiện nay, mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng sẽ được thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH/GIA HẠN/CẤP LẠI GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho: Công trình/Nhà ở riêng lẻ)
Kính gửi:.........................................
1. Tên chủ đầu tư (Chủ hộ):...........................................................................................
- Người đại diện:.................................... Chức vụ:...........................................................
- Địa chỉ liên hệ:
Số nhà:................. đường (phố)................. phường (xã).................................................
quận (huyện)................... tỉnh, thành phố:......................................................................
- Số điện thoại:..............................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng:
Lô đất số:................................. Diện tích.................. m2.
Tại:.............................................. đường:........................................................................
phường (xã)................................. quận (huyện)..............................................................
tỉnh, thành phố:.............................................................................................................
3. Giấy phép xây dựng đã được cấp: (số, ngày, cơ quan cấp)
Nội dung Giấy phép:
-...................................................................................................................................
4. Nội dung đề nghị điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp (hoặc lý do đề nghị gia hạn/cấp lại):
-...................................................................................................................................
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế điều chỉnh/gia hạn:....... tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép điều chỉnh được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 -
2 -
........, ngày......... tháng......... năm......... |
Khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng hiện hành ghi nhận các trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng, bao gồm:
“a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường”.
Như vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì chủ đầu tư không phải điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Luật Xây dựng hiện hành như sau:
“3. Việc nhận kết quả, nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
…
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng”.
Khi nộp hồ sơ đề nghị đều chỉnh giấy phép xây dựng, chủ đầu tư nộp lệ phí tại cơ quan nộp hồ sơ, được quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014:
“2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp”.
Như vậy, khi đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải thực hiện trả phí theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật, tùy thuộc vào loại công trình xây dựng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng hiện hành, thời gian điều chỉnh giấy phép xây dựng được xác định như sau:
“1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:
…
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
…
e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. Thời gian cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo”.
Như vậy, thời gian điều chỉnh giấy phép xây dựng được pháp luật quy định tối đa là 30 ngày.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến điều chỉnh giấy phép xây dựng của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến điều chỉnh giấy phép xây dựng. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn