ĐIỂU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành quốc gia đang phát triển rất mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch Covid19, là một trong những quốc gia có tiềm năng và thu hút được rất nhiều nguồn vốn đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng từ trong nước lẫn nước ngoài. Bên cạnh nhu cầu đăng ký cấp mới Giấy phép đầu tư, nhiều Nhà đầu tư cũng có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng đã được cấp phép trước đó. Vì vậy, thông qua bài viết sau đây, NPLaw hân hạnh mang tới các nội dung liên quan đến việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.

I/ Khi nào cần điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

Điều chỉnh dự án đầu tư là một thủ tục bắt buộc khi dự án đầu tư có sự thay đổi nhất định về mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn, thời hạn dự án… Các thay đổi này phải phù hợp với quy định của pháp luật luật đầu tư và pháp luật liên quan. Vì vậy, các trường hợp cần điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng (Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)):

  • Ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, dịch họa, hỏa hoạn, các yếu tố bất khả kháng
  • Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội
  • Khi quy hoạch xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án
  • Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ xây dựng, UBND cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng dùng để tính trượt giá  trong TMĐT dự án được duyệt
  • Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.

II/ Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư được quyền điều chỉnh dự án đầu tư như: điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác.Về việc điều chỉnh dự án đầu tư được hướng dẫn bởi Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại Mục 4 Chương IV. Theo đó, việc điều chỉnh dự án đầu tư có thể chia thành các trường hợp sau:

  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư.
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm.
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư.
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế.
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp.
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để hợp tác kinh doanh.
  • Điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài.
  • Điều chỉnh, gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

III/ Quy định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

Nhà nước Việt Nam đưa ra các quy định về nội dung liên quan đến hoạt động điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng thông qua các văn bản:

  • Luật Đầu tư 2020.
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
  • Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

IV/ Trình tự và thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

Trình tự và thủ tục điều chỉnh Dự án đầu tư gồm 4 bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Khi các Nhà đầu tư muốn điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Nhà đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. NPLaw luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng trong việc chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ cần thiết cho việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

NPLaw sẽ hướng dẫn cũng như hỗ trợ quý khách nộp hồ sơ đúng cơ quan đã cấp Giấy phép đầu tư cho quý khách hoặc quý khách có thể xem trong Giấy chứng nhận đầu tư ở phần trên cùng bên trái của Giấy giấy phép đầu tư.

Bước 3: Cơ quan nhà nước thẩm định hồ sơ.

Khi nhận đầy đủ hồ sơ từ Nhà đầu tư, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ điều chỉnh Dự án đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không chính xác, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu và hướng dẫn Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung.

Bước 4: Nhận kết quả.

Sau thời gian thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép đầu tư đã ghi nhận những thông tin điều chỉnh của Dự án cho Nhà đầu tư.

Trong trường hợp từ chối điều chỉnh Dự án đầu tư, Cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phải thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối.

V/ Những thắc mắc thường gặp về điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

1. Đề nghị cho phép điều chỉnh tăng giá nguyên nhiên vật liệu có phải là nội dung điều chỉnh dự án đầu tư không?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 8 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn về việc đề nghị cho phép điều chỉnh tăng giá nguyên nhiên vật liệu là một trong nội dung điều chỉnh dự án đầu tư như sau:

"8. Đề nghị cho phép điều chỉnh tăng giá nguyên nhiên vật liệu là một trong nội dung điều chỉnh dự án đầu tư

Trả lời

Việc xử lý đối với điều chỉnh giá nguyên nhiên vật liệu trong đầu tư công không chỉ được quy định tại Luật Đầu tư công số 39/2014/QH14 mà còn được quy định tại Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng trong từng trường hợp cụ thể. Đối với quy định điều chỉnh dự án, Khoản 2 Điều 43 Luật Đầu tư công quy định trong các trường hợp sau đây:

a) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;

b) Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện dự án;

khi đã hết thời gian thực hiện dự án;

đ) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định;

e) Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.

Như vậy, quy định về căn cứ điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp do giá nguyên nhiên vật liệu đã được quy định tại Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14"Theo đó, quy định về căn cứ điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp do giá nguyên nhiên vật liệu đã được quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019.

2. Tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt được điều chỉnh trong trường hợp nào?

Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng quy định tại Điều 9 Nghị định 10/2021/NĐ-CP như sau:

  • Tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 5 Điều 134 Luật Xây dựng và điểm đ khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng:
    • Tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.
    • Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.
  • Tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm phần tổng mức đầu tư không điều chỉnh và phần tổng mức đầu tư điều chỉnh.

Các nội dung liên quan đến phần tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2021/NĐ-CP. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án điều chỉnh tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

3. Có được điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng đối với dự án sử dụng vốn từ tiền bồi thường của doanh nghiệp không?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về xác định tổng mức đầu tư xây dựng như sau:

  • Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo các phương pháp sau:
    • Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án;
    • Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng;
    • Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện;
    • Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, b, c khoản này.
  • Phương pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là phương pháp cơ bản để xác định tổng mức đầu tư xây dựng đối với dự án, công trình có thiết kế cơ sở đủ điều kiện để xác định khối lượng các công tác, nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình và giá xây dựng công trình tương ứng.
  • Xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo phương pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này như sau:
    • Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định trên cơ sở phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan;
    • Chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, công tác xây dựng; nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình và giá xây dựng công trình tương ứng và một số chi phí có liên quan khác;
    • Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị hoặc hệ thống thiết bị theo phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị được lựa chọn, giá mua thiết bị phù hợp giá thị trường và các chi phí khác có liên quan;
    • Chi phí quản lý dự án được xác định theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;
    • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;
    • Chi phí khác được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng phương pháp lập dự toán. Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ được xác định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
    • Chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các khoản mục chi phí quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản này. Riêng tỷ lệ phần trăm đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kế hoạch thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
  • Xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo phương pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này như sau:

Tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và suất vốn đầu tư xây dựng tương ứng được công bố phù hợp với loại và cấp công trình, có sự đánh giá, quy đổi, tính toán về thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, bổ sung các chi phí cần thiết khác của dự án chưa được tính trong suất vốn đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình.

  • Xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này như sau:

Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ. Các dữ liệu về chi phí sử dụng cần thực hiện quy đổi, tính toán về thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, bổ sung các chi phí cần thiết khác phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình.

  • Căn cứ mức độ chi tiết thiết kế cơ sở của dự án, suất vốn đầu tư xây dựng được công bố, dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện, kết hợp hai hoặc cả ba phương pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này để xác định tổng mức đầu tư xây dựng.

Và theo quy định tại khoản 5 Điều 134 Luật Xây dựng 2014 thì tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này. Đối với dự án sử dụng vốn từ tiền bồi thường của doanh nghiệp, việc điều chỉnh mức đầu tư không làm tăng tổng mức vốn đầu tư từ tiền bồi thường của doanh nghiệp thì không thuộc trường hợp dự án đầu tư công. Như vậy, đối với dự án sử dụng vốn từ tiền bồi thường của doanh nghiệp thì việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.

Trên đây là một số thông tin giải đáp vướng mắc về hoạt động điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng NPLAW gửi đến Quý khách. Nếu Quý khách có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến hoạt động điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

    GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

    Trong tình hình kinh tế hiện nay, đầu tư là một hình thức không thể thiếu trong việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế thị trường và hợp thức hóa thành văn bản pháp lý dưới hình thức giấy chứng nhận đăng ký đầu...
    Đọc tiếp
  • THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Thẩm định dự án đầu tư cùng các quy định pháp luật...
    Đọc tiếp
  • Quy định về gia hạn tiến độ thực hiện dự án

    Quy định về gia hạn tiến độ thực hiện dự án

    Trong bối cảnh môi trường đầu tư ngày càng biến động, việc đảm bảo tiến độ thực hiện dự án là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mỗi dự án đầu tư. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, dự án có thể không thể...
    Đọc tiếp
  • Quy định về cam kết vốn đầu tư

    Quy định về cam kết vốn đầu tư

    Cam kết vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư. Đây không chỉ là cam kết tài chính của nhà đầu tư mà còn là nền tảng để các bên liên quan tin tưởng vào khả năng...
    Đọc tiếp