Điều kiện để được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước? Người nhận chuyển nhượng có được quyền thay đổi mục đích khai thác ban đầu để phù hợp với kế hoạch khai thác không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước trong bài viết dưới đây.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường cũng diễn ra phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật.
Quyền khai thác và sử dụng nước là quyền được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức để sử dụng tài nguyên nước trong một khu vực nhất định. Hiện nay, việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước cũng đem lại những lợi ích lớn và giúp cải thiện năng suất của nước, sử dụng triệt để, tránh được lãng phí trong quá trình sử dụng đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012 thì Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước là việc chuyển quyền khai thác tài nguyên nước hợp pháp sang cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận.
Theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 02/2023/NĐ-CP thì điều kiện để được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước như sau:
Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước phải đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ về tài chính trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nộp đủ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định; không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên nước.
Theo khoản 2 Điều 42 Nghị định 02/2023/NĐ-CP thì điều kiện để nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước như sau:
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện được cấp giấy phép tài nguyên theo quy định và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư;
Bảo đảm không làm thay đổi mục đích khai thác, sử dụng nước.
Theo điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước như sau: “Bảo đảm không làm thay đổi mục đích khai thác, sử dụng nước.”
Theo đó, sau khi nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước thì người nhận chuyển nhượng không được quyền thay đổi mục đích khai thác ban đầu để phù hợp với kế hoạch khai thác.
Theo Điều 42 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước như sau:
- Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước phải đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ về tài chính trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nộp đủ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định; không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên nước.
- Điều kiện của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước:
+Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Nghị định này và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư;
+Bảo đảm không làm thay đổi mục đích khai thác, sử dụng nước.
- Việc chuyển nhượng đảm bảo không làm gián đoạn việc thực hiện các nghĩa vụ trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
Theo đó, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Nghị định 02/2023/NĐ-CP thì giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có vi phạm sau đây:
Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận.
Theo đó, Giấy phép sẽ bị đình chỉ nếu chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Theo Điều 27 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về cấp lại giấy phép:
“1. Giấy phép được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do đổi tên, nhận chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
2. Thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.”
Theo đó, khi chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước cho doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp nhận chuyển nhượng sẽ được cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước và thời hạn khai thác sẽ là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn