Điều kiện để được hoạt động cơ sở in 

Hiện ngành in ở nước ta đang gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế vừa phục hồi,  giá vật tư và dịch vụ tăng cao nhưng giá công in không tăng. Các doanh nghiệp in 3D chủ yếu có quy mô nhỏ và tập trung vào công nghệ FDM và SLA. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều kiện để được hoạt động cơ sở in hiện nay như thế nào qua bài phân tích dưới đây. 

Cơ sở in là khái niệm ám chỉ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in. Đây có thể là nền tảng cho việc sản xuất, công tác và tồn tại của một hệ thống tổ chức. Việc tìm hiểu về cơ sở in là hết sức quan trọng để biết được những quy định và trách nhiệm của việc mở cơ sở in. Từ đó, đảm bảo cơ sở in hoạt động kinh doanh thực hiện đúng theo quy định pháp luật và hoạt động được lâu dài.

Qua tìm hiểu ở trên và căn cứ vào khoản 6 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định: “Cơ sở in là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và chi nhánh của các loại hình này trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in”. Như vậy cơ sở in không nhất thiết phải thực hiện hết các công đoạn. 

Cơ sở in

Theo quy định hiện nay thì không bắt buộc mọi cơ sở hoạt động in phải có giấy phép hoạt động in mà còn phụ thuộc vào từng sản phẩm in ấn để làm căn cứ xem xét cơ sở in đó có phải xin giấy phép hoạt động hay không. Tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in, các cơ sở chỉ phải xin giấy phép hoạt động in khi hoạt động in các sản phẩm sau: 

                           Có bắt buộc phải có giấy phép hoạt động in cho cơ sở in không 

+) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành 

+) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền)

+) Bao bì, nhãn hàng hóa; 

+) Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân 

+) Các sản phẩm in khác

Như vậy, Nếu trong trong trường hợp cơ sở in ấn không thuộc các sản phẩm trên thị cơ sở in thực hiện thủ tục việc đăng ký cơ sở in theo quy định mà không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in. 

Căn cứ vào quy định tại Điều 35 Luật Xuất bản 2012 về trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in như sau: “Thực hiện quy định tại các điều 31,  32, 33 và các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 34 của Luật này; lưu giữ và quản lý hồ sơ nhận in xuất bản phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông”. 

 Do vậy, theo quy định trên thì người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm có trách nhiệm quản lý và lưu giữ hồ sơ nhận in. 

III.  Một số thắc mắc về cơ sở in

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP) quy định về nhận chế bản, in, gia công sau in tem chống giả như sau: 

- Đối với tem chống giả do cơ quan nhà nước ban hành phải có bản sao có chứng thực quyết định ban hành mẫu tem chống giả. 

- Đối với tem chống giả do tổ chức, cá nhân phát hành nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình phải có: 

+) Văn bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của tổ chức, cá nhân ban hành tem chống giả;

+) Bản chụp hình ảnh tem chống hàng giả có xác nhận của tổ chức, cá nhân ban hành tem. 

Như vậy, cơ sở in được phép nhận in tem chống hàng giả khi các em này đáp ứng các điều kiện trên. 

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn của giấy phép hoạt động cơ sở in. Trong quá trình hoạt động cơ sở in mà doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động in, không thuộc các trường hợp bị tước giấy phép thì giấy phép vẫn có hiệu lực pháp luật.

Việc cấp giấy phép hoạt động in, Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP: “Trước khi hoạt động, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định”. 

Như vậy, việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động in theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 2 Nghị định này bao gồm: Bao bì, nhãn hàng hóa thì không cần thiết phải được cấp giấy phép hoạt động in theo quy định trên. 

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định: “ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả” và ngoài ra còn phải khắc phục hậu quả như: “Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này”. 

Do vậy, cơ sở in khi in sách bản quyền cần phải biết và yêu cầu khách hàng chứng minh mình đã xin phép bản quyền. Nếu không cơ sở in có thể bị phạt với quy định ở trên và đi cùng đó là các biện pháp khắc phục như tiêu hủy tang vật, cụ thể ở đây là sách in bản quyền chưa xin phép. 

Cơ sở in được khách hàng yêu cầu in sách bản quyền nhưng khách hàng chưa xin phép bản quyền thì cơ sở in có bị phạt không? Phạt như thế nào? 

-Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định giấy phép hoạt động in bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: 

“ +) Cơ sở in không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ-CP trong quá trình hoạt động mà cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in đã có văn bản yêu cầu cơ sở in tạm dừng hoạt động trong thời hạn 30 ngày để bổ sung đủ các điều kiện theo quy định; 

  +) Cơ sở in không hoạt động trên 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in; 

  +) Cơ sở in chấm dứt hoạt động hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể, bị phá sản”.

Do vậy, cơ sở in bị thu hồi giấy phép hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp trên. 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến cơ sở in 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm, trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc cơ sở in. Trên đây là bài viết phân tích của chúng tôi về điều kiện để được hoạt động cơ sở in mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau: 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan