ĐIỀU KIỆN ĐỂ GÓP VỐN BẰNG TÀI SẢN CÁ NHÂN

Chủ sở hữu doanh nghiệp muốn góp vốn doanh nghiệp bằng tài sản của mình thì phải làm như thế nào? Việc chuyển quyền sở hữu tài sản và định giá tài sản góp vốn được thực hiện ra sao? NPLaw sẽ cùng bạn tìm hiểu bài viết dưới đây về điều kiện để góp vốn bằng tài sản cá nhân

/upload/images/doanh-nghiep/hinh-anh-1(1).jpeg

 

I. Có được góp vốn bằng tài sản cá nhân hay không?

Tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:

- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cá nhân, tổ chức có thể góp vốn bằng tiền mặt là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.

II. Một số quy định của pháp luật về góp vốn bằng tài sản cá nhân?

Sau đây là quy định cụ thể của pháp luật về góp vốn bằng tài sản cá nhân:

1. Điều kiện để góp vốn bằng tài sản cá nhân?

Thứ nhất, Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Đồng thời, tài sản đó còn phải đáp ứng cả 3 tiêu chuẩn cơ bản đối với tài sản cố định, gồm:

 - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản;

 - Có thời gian sử dụng trên 01 năm;

 - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

2. Trình tự, thủ tục góp vốn bằng tài sản cá nhân

Bước 1: Định giá tài sản

Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: “Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam”.

Có hai phương pháp định giá tài sản:

- Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá;

- Tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định

Hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định được chia làm hai loại phụ thuộc vào chủ thể góp vốn:

Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn không kinh doanh:

Theo khoản 13 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty Cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn bao gồm:

- Biên bản chứng nhận góp vốn;

- Biên bản giao nhận tài sản.

Bước 3: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Thành viên góp vốn bằng tài sản của công ty TNHH, công ty hợp danh, cổ đông của công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014:

- Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không chịu lệ phí trước bạ;

- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn  

- Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

/upload/images/doanh-nghiep/hinh-anh-2(2).jpeg

 

III Một số câu hỏi thường gặp khi góp vốn bằng tài sản cá nhân

1. Khi góp vốn bằng tài sản cá nhân thì có cần phải tiến hành định giá hay không?

Khi góp vốn bằng tài sản không phải là tiền mặt, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục định giá tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản để tạo thành vốn vào doanh nghiệp. Khi góp vốn bằng tài  sản cần phải tiến hành định giá.

2. Góp vốn bằng tài sản cá nhân có phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu hay không?

Căn cứ vào Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất thì khi góp vốn thành lập doanh nghiệp thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất đó cho doanh nghiệp.

3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là tài sản cá nhân có phải chịu lệ phí trước bạ hay không?

Căn cứ vào Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất thì khi góp vốn thành lập doanh nghiệp thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất đó cho doanh nghiệp. Và việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

4. Có cần phải lập biên bản giao nhận tài sản góp vốn khi góp vốn bằng tài sản cá nhân hay không?

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

- Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;

+ Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;

+ Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

/upload/images/doanh-nghiep/hinh-anh-3(1).jpeg

 

5. Tôi muốn góp vốn bằng một bất động sản mà không muốn chuyển giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp thì có được không?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập.  Cho nên việc  góp  vốn bắt buộc phải chuyển giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh góp vốn bằng tài sản cá nhân. Để có thể giải đáp thắc mắc về vấn đề góp vốn bằng tài sản cá nhân, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất!

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan