ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP QUỸ TỪ THIỆN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Hiện nay, việc từ thiện thông qua các quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài ngày để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn ngày càng nhiều và phổ biến. Vậy quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài là gì? Công dân nước ngoài có được sáng lập Quỹ từ thiện tại Việt Nam hay không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài trong bài viết dưới đây.

HÌNH 1

I. Thực trạng thành lập quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài hiện nay

Từ thiện là một hành động trợ giúp người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Đây là một hành động cao đẹp, mang lại nhiều lợi ích cho cả người cho và người nhận. 

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP thì Quỹ từ thiện là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Theo quy định pháp luật hiện hành, sáng lập viên thành lập Quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài phải là công dân, tổ chức Việt Nam.

II. Quy định pháp luật về quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài

1. Điều kiện để thành lập quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài

Theo Điều 12 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định điều kiện để thành lập quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài như sau:

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản cùng công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam.

- Điều kiện đối với công dân, tổ chức nước ngoài:

  • Phải có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp;
  • Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ;
  • Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định.

(Note hình: quy-tu-thien-co-yeu-to )

2. Thành phần hồ sơ để thành lập quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài

Tại Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ để thành lập quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài như sau:

  • Đơn đề nghị thành lập quỹ;
  • Dự thảo điều lệ quỹ;
  • Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định;
  • Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
  • Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;
  • Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

3. Ai có thẩm quyền quản lý quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài

Theo Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền quản lý quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài là sáng lập viên thành lập quỹ:

- Các sáng lập viên phải bảo đảm điều kiện sau:

  • Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;
  • Đối với công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;
  • Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;
  • Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định;
  • Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.

- Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên.

Theo đó, sáng lập viên có thẩm quyền quản lý quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài.

4. Quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài thì ai là người có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thành lập quỹ từ thiện?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết hồ sơ thành lập quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài như sau:

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:

  • Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
  • Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

  • Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
  • Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh thì sẽ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải quyết.

Trường hợp quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh huyện xã thì sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

III. Một số thắc mắc về quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài

1. Có giới hạn mức đóng góp thành lập quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài không? Tổ chức ở nước ngoài thành lập quỹ từ thiện có được góp vốn 100% không?

Căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ như sau: “Tài sản đóng góp thành lập quỹ của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định của Nghị định này.”

Theo đó, tổ chức nước ngoài vẫn được đóng góp thành lập quỹ từ thiện nhưng không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ.

(Note hình: quy-tu-thien )

2. Có phải chịu trách nhiệm pháp luật khi có hành vi vi phạm liên quan quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài không?

Theo Điều 9 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập và tổ chức các hoạt động của quỹ để thực hiện các hành vi sau:

  • Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc.
  • Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Tư lợi, gian dối về tài chính trong quá trình thành lập quỹ và quỹ hoạt động.
  • Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.
  • Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng hoặc hỗ trợ tài sản được ngân sách nhà nước giao hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để tham gia góp tài sản thành lập quỹ.

Theo đó, nếu quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài có hành vi bị nghiêm cấm thì phải chịu trách nhiệm pháp luật theo quy định.

3. Khi Quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài tự giải thể có phải đăng báo hay không?

Theo khoản 3 Điều 41 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về trình tự giải thể quỹ như sau:

“Hội đồng quản lý quỹ ra nghị quyết về việc quỹ tự giải thể và gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị tự giải thể đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị giải thể;

b) Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về tự giải thể, trong đó nêu rõ lý do giải thể quỹ;

c) Bản kiểm kê tài sản, tài chính của quỹ có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Trưởng Ban Kiểm tra, Giám đốc và phụ trách kế toán;

d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ;

đ) Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật và thông báo liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập, báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thành lập;

e) Các tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài sản, tài chính của quỹ.”

Theo đó, khi Quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài tự giải thể thì phải đăng báo theo quy định trên.

(Note hình: tu-thien )

4. Quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài có thể tự giải thể trong trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 93/2019/NĐ-CP thì quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài có thể tự giải thể trong các trường hợp:

  • Chấm dứt hoạt động theo quy định của điều lệ quỹ;
  • Mục tiêu hoạt động của quỹ đã hoàn thành;
  • Không còn khả năng về tài sản, tài chính để hoạt động.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về  quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về  quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan