Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư là văn bản chứng nhận được cấp bởi Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng đối với những người có đủ điều kiện để có thể thực hiện thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các công trình. Vậy, Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư là gì? Cùng NPLaw theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Kiến trúc sư là người làm thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và cấu trúc cũng như dự báo sự cách tân và phát triển của một công trình hay làm thiết kế quy hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Kiến trúc sư cung cấp các biện pháp về kiến trúc (công năng, thẩm mỹ cũng như giải pháp kĩ thuật) cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu xây dựng ở các lĩnh vực khác nhau.
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư là văn bản chứng nhận được cấp bởi Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng đối với những người có đủ điều kiện để có thể thực hiện thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các công trình.
Quy định của pháp luật về hành nghề kiến trúc như sau:
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
Kiến trúc sư hành nghề bằng tính chuyên nghiệp, liêm chính, sáng tạo, khách quan và tận tâm, cùng với ý thức tôn trọng Thầy, người đi trước và đồng nghiệp; có nghĩa vụ bảo vệ thanh danh nghề kiến trúc. Đạo đức hành nghề là cơ sở chuẩn mực cho mọi ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
- Tuân thủ Hiến pháp, Luật và các Văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hành nghề.
Trân trọng và bảo vệ các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên bằng các giải pháp chuyên môn, góp phần bảo tồn tài nguyên và hệ sinh thái, giảm thiểu tác động tới môi trường và biến đổi khí hậu.
- Luôn ý thức nâng cao nhận thức của cộng đồng về kiến trúc; Xây dựng nền kiến trúc nhân văn vì cộng đồng, đặc biệt quan tâm tới nhóm dễ bị tổn thương; Không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, địa vị xã hội.
- Bảo đảm bình đẳng giới tại nơi làm việc và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ và hỗ trợ giới theo quy định của pháp luật.
Cách hình thức hành nghề kiến trúc như sau:
a. Điều kiện hành nghề kiến trúc với tư cách cá nhân
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
- Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
- Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
b. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
Về hình thức thi sát hạch thì được tổ chức dưới hình thức trắc nghiệm hoặc vấn đáp. Trong đó hình thức trắc nghiệm được áp dụng cả đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc lần đầu và trường hợp cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề. Riêng đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc lần đầu, thì còn kết hợp giữa thi trắc nghiệm và vấn đáp, trong đó, thi trắc nghiệm trước, nếu cá nhân vượt qua vòng trắc nghiệm thì sẽ tiến hành thi vấn đáp. Nội dung vấn đáp cũng bao gồm 4 nội dung yêu cầu về kiến thức được nêu ở mục trên. Việc tổ chức thi vấn đáp nhằm đánh giá trực tiếp năng lực của các cá nhân đề nghị sát hạch, kiểm tra khả năng phản ứng, hiểu sâu vấn đề của các cá nhân đó. Đồng thời việc thi vấn đáp cũng giúp giảm khả năng gian lận trong thi sát hạch.
Hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam như sau:
a. Điều kiện hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
Một trong những điều kiện để người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam đó chính là phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Đối với những người có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải được Việt Nam công nhận, chuyển đổi.
b. Công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc
Chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam gồm:
– Đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trang chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
– Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, dịch ra tiếng Việt và được công chúng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.
3.3. Hành nghề kiến trúc của tổ chức
Hành nghề kiến trúc của tổ chức cần lưu ý những điều sau:
a. Điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc
Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
- Thông báo thông tin quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động.
b. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc
Thứ nhất, quyền của tổ chức hành nghề:
– Quyền thực hiện dịch vụ kiến trúc: các tổ chức hành nghề kiến trúc được thành lập và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
– Quyền được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao
– Quyền yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
– Quyền từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư, yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng, yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
– Quyền từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt
Thứ hai, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề
– Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký. Các ngành, nghề đã đăng ký là các ngành nghề mà tổ chức đáp ứng các điều kiện để thành lập. Đối với các ngành, nghề không đăng ký mà cố tình thực hiện chính là sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây ra hậu quả đối với xã hội.
– Thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật
– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật
– Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã giao kết, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp hoặc vi phạm hợp đồng gây thiệt hại
Chứng chỉ xây dựng bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cá nhân không còn đáp ứng điều kiện theo quy định;
- Giả mạo giấy tờ, kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề;
- Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề;
- Chứng chỉ hành nghề bị ghi sai thông tin do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;
- Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
- Chứng chỉ hành nghề được cấp khi không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định.
Trường hợp chứng chỉ hành nghề cũ còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì được cấp lại.
Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc căn cứ theo Nghị định số 85/2020/NĐ-CP.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn