Điều kiện, hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

Trong lĩnh vực y tế, chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng là một trong những yếu tố quan trọng đối với các chuyên gia muốn tham gia vào ngành này. Chứng chỉ này không chỉ là bằng chứng cho trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hành nghề của cá nhân mà còn là điều kiện cần thiết để được phép thực hành trong lĩnh vực phục hồi chức năng tại Việt Nam. Để có được chứng chỉ này, người học cần đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định

I. Vai trò của chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

Chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là trong ngành phục hồi chức năng. Đây là văn bằng chứng nhận cá nhân đó có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các công việc liên quan đến phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

Vai trò của chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

Chứng chỉ này không chỉ là minh chứng cho việc hoàn thành các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn và đạt được kiến thức cần thiết, mà còn là điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật để có thể hành nghề trong lĩnh vực này. Các chuyên gia phục hồi chức năng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như châm cứu, xoa bóp, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu, laser trị liệu... để giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động và hoạt động hàng ngày.

II. Giải đáp một số câu hỏi về chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

1. Chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng là gì?

Chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng là văn bằng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội nghề nghiệp cấp cho những cá nhân đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hành nghề Phục hồi chức năng.

 Chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng là gì?

2. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

Theo Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:

a) Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này;

b) Có đủ sức khỏe để hành nghề;

c) Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;

d) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, để được cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện trên.

3. Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

Theo khoản 1 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng có giá trị trong phạm vi toàn quốc.

III. Giải đáp một số câu hỏi về chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

Theo khoản 4 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng gồm:

-Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;

-Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện:

- Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này;

- Có đủ sức khỏe để hành nghề;

 -Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;

- Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng gồm:

-Bộ Y tế;

-Bộ Quốc phòng;

-Bộ Công An;

-Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

Theo khoản 5 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

4. Bác sĩ y học cổ truyền có thể học và xin được cấp thêm chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng không?

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, bác sĩ và kỹ thuật y (hành nghề phục hồi chức năng) phải có giấy phép hành nghề.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 27 Luật này, Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.

Theo đó, bác sĩ y học cổ truyền đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh rồi không thể học và xin được cấp thêm chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng.

5. Có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh về y học cổ truyền và phục hồi chức năng cùng lúc hay không?

Theo những quy định, muốn hành nghề bác sỹ y học cổ truyền và phục hồi chức năng thì cần có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về y học cổ truyền và phục hồi chức năng. Đồng thời tại khoản 1 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.

Theo đó, để hành nghề cả hai chuyên môn này thì bắt buộc trong chứng chỉ hành nghề phạm vi hoạt động chuyên môn phải bao gồm cả hai chuyên môn này.

6. Phòng khám Phục hồi chức năng có thực hiện điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 46/2013/TT-BYT có quy định về nhiệm vụ của phòng khám Phục hồi chức năng như sau: Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.

Theo đó, phòng khám Phục hồi chức năng có nhiệm vụ khám chữa bệnh chuyên khoa phục hồi chức năng theo hình thức điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng.

7. Trung tâm Phục hồi chức năng có được làm cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y không?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 46/2013/TT-BYT, Nhiệm vụ của trung tâm Phục hồi chức năng

1. Khám bệnh, chữa bệnh và PHCN tại trung tâm và tại các khoa khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.

2. Tổ chức sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh.

3. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.

4. Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.

5. Làm đầu mối của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.

6. Thực hiện nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, trung tâm Phục hồi chức năng có thể làm cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y nếu có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan