Thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của con người không thể thiếu, chất lượng sống của xã hội ngày càng nâng cao cùng cùng với đó là thực phẩm ngày càng phải chất lượng và đảm bảo vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ con người. Trong đó các loại thịt gia súc gia cầm là thực phẩm quen thuộc đối với mỗi con người.
Vậy những cá nhân, tổ chức muốn Mở cơ sở chế thịt gia súc, gia cầm cần đáp những điều kiện gì? vấn đề về thủ tục pháp lý như nào? Hãy cùng NPLAW phân tích dưới đây.
Hiện nay, cả nước có đến 70% cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được chính quyền địa phương cho phép hoạt động. Cả nước còn khoảng 45 tỉnh, thành phố chưa ban hành kế hoạch thiết lập mạng lưới cơ sở giết mổ động vật theo quy định của Luật Thú y và Luật Quy hoạch.
“ Điều 21: Điều kiện đầu tư kinh doanh cở sở sơ chế, chế biến thực phẩm
2. Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải.
3. Về nhà xưởng sơ chế, chế biến
Dây chuyền sản xuất phải bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; phân luồng riêng đối với sản phẩm, phụ gia, vật liệu bao gói, phế thải;
c) Nền, trần, tường, cửa làm bằng vật liệu không thấm nước, chống chịu ăn mòn của các chất tẩy rửa, khử trùng. Cửa ra vào, cửa sổ kín, ngăn chặn được động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại xâm nhập;
e ) Có hệ thống cung cấp nước sử dụng cho sơ chế, chế biến thực phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uốngl nước để vệ sịnh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt;
i) Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn.
4. Về thiết bị, dụng cụ
Có trang thiết bị làm vệ sinh cá nhân cho công nhân sản xuất;
Có thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm”.
Do đó, để mở cơ sở sơ chế thịt gia súc, gia cầm cần đáp ứng và thực hiện theo các quy định trên.
- Theo khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Trình tự thực hiện thủ tục xin mở cơ sở sơ chế thịt gia súc, gia cầm thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y tỉnh, nơi đặt cơ sở
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và các giấy tờ liên quan.
+) Trong trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cần sửa đổi, bổ sung thì cán bộ thú y trực tiếp kiểm tra hướng dẫn chủ kinh doanh để hồ sơ hợp lệ
+) Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan Thú y phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh đối với cơ sở trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Chi cục Thú y sẽ thành lập Đoàn kiểm tra các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y, cũng như các trang thiết bị, phương tiện, các dụng cụ sử dụng đối với cơ sở. Nếu đủ điều kiện đoàn sẽ xác nhận vào biên bản kiểm tra; còn cơ sở không đảm bảo yêu cầu thì đoàn sẽ hướng dẫn chủ cơ sở sửa chữa đúng theo quy định.
Bước 4: Chi cục Thú y cấp giấy phép và chủ cơ sở kinh doanh nhận giấy phép tại Chi cục Thú y tỉnh.
Theo quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 150: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT - BNNPTNT quy định thiết kế nơi nhốt giữ động vật chờ giết mổ như sau:
Tóm lại, việc mở cơ sở sơ chế thịt gia súc, gia cầm là phải có nơi nuối nhốt gia súc, gia cầm và việc xây dựng nơi nuôi nhốt và việc xây dựng nơi nuôi nhốt ra sao đã được pháp luật quy định cụ thể.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 66/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Nghị định 123/2018/NĐ-CP) quy định cụ thể như sau:
“2. Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải”.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc xây dựng cơ sở sơ chế thịt gia súc, gia cầm không cần thiết phải cách xa khu dân cư.
Theo Điều 25 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 quy định cơ sở sơ chế thịt gia súc, gia cầm cần đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như: “Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại…”
Do vậy, căn cứ theo luật quy định thì việc cơ sở sơ chế thịt gia súc, gia cầm bắt buộc phải có nơi bảo quản thực phẩm để chất lượng sản phẩm mang đến cho người tiêu dùng phải đảm bảo được an toàn về mặt sức khỏe.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm, trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến việc mở cơ sở sơ chế thịt gia súc, gia cầm. Trên đây là bài viết phân tích của chúng tôi về việc Mở cơ sở sơ chế thịt gia súc, gia cầm NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn