Điều kiện thành lập nhóm trẻ độc lập hiện nay?

Nhóm trẻ độc lập được hiểu là cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi - 36 tháng tuổi. Nhóm trẻ độc lập có cơ cấu tổ chức gồm Tổ trưởng chuyên môn; chủ nhóm trẻ; Giáo viên, nhân viên và nhóm trẻ. Nhóm trẻ độc lập được thành lập bởi cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước dưới sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực giáo dục thì điều kiện để được thành lập nhóm trẻ độc lập bao gồm những điều kiện gì? Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc các nội dung pháp lý cơ bản về điều kiện thành lập nhóm trẻ độc lập như sau:

I.Thực trạng thành lập nhóm trẻ độc lập hiện nay

Trong năm 2024, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 638.730 người và đạt 99.808.889 người vào đầu năm 2025. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 705.124 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ giảm 66.394 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Việt Nam để định cư sẽ ít hơn so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác. Theo ước tính, tỷ lệ thay đổi dân số của Việt Nam vào năm 2024 như sau:

- 3.828 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày.

- 1896 người chết trung bình mỗi ngày.

- 182 người di cư trung bình mỗi ngày.

Đặc biệt, năm 2024 – năm Giáp Thìn (năm rồng xanh), với tâm lý của người dân của các nước Châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng thì dự kiến năm 2024 tỷ lệ sinh sẽ tăng nhẹ do nhiều cặp vợ chồng săn tìm "rồng con", nhưng vẫn không tăng nhiều do các ảnh hưởng từ kinh tế, xã hội.

Theo báo cáo của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ về công tác y tế dịp Tết Giáp Thìn do Thứ trưởng Lê Đức Luận ký ban hành cho biết, tính đến 12 giờ ngày 11-2 - tức mùng 2 Tết Giáp Thìn có tổng số ca đỡ đẻ, mổ đẻ trên cả nước là 7.680 ca.

Đi đôi với tình hình thực tế về tỷ lệ sinh như thế thì nhu cầu các bậc phụ huynh tìm đến các lớp nhóm trẻ/lớp mẫu giáo cũng sẽ tăng. Chính vì đi theo nhu cầu của thực tế nên các tổ chức/cá nhân thành lập nhóm trẻ độc lập cũng ngày càng sôi động.

II. Tìm hiểu về thành lập nhóm trẻ độc lập

1.Thành lập nhóm trẻ độc lập được hiểu như thế nào?

Thành lập nhóm trẻ độc lập được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thực hiện thành lập dưới sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó:

- Nhóm trẻ công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

- Nhóm trẻ dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.

- Nhóm trẻ do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

2. Điều kiện để được thành lập nhóm trẻ độc lập

Căn cứ Điều 10 Nghị định 46/2017/NĐ-CP điều kiện đầu tư hoạt động giáo dục được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì điều kiện để được thành lập nhóm trẻ độc lập bao gồm có:

- Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.

- Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em.

- Trang thiết bị:

+ Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi - tập có chủ đích;

+ Tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

- Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm các điều kiện đăng ký hoạt động như sau:

+ Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 trẻ em;

+ Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;

+ Cơ sở vật chất phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều kiện để được thành lập nhóm trẻ độc lập

III. Quy định pháp luật về thành lập nhóm trẻ độc lập

1. Tiêu chuẩn để thành lập nhóm trẻ độc lập

Căn cứ các điều kiện để được thành lập nhóm trẻ độc lập như đã nêu ở mục trên thì có thể hiểu các tiêu chuẩn để thành lập nhóm trẻ độc lập bao gồm có:

- Tiêu chuẩn về giáo viên, người chăm sóc

- Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, như là phải có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; phải có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em;...

- Tiêu chuẩn về trang thiết bị, ví dụ như phải có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi,...

- Tiêu chuẩn về số lượng trẻ em trong nhóm trẻ.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan khi thành lập nhóm trẻ độc lập

- Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:

+ Hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đúng quy định của pháp luật theo thẩm quyền.

+ Hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác chuyên môn

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em 

+ Khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các nhóm trẻ độc lập và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục tại địa phương.

+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về nhóm trẻ độc lập.

- Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo:

+ Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung đúng quy định đối với nhóm trẻ độc lập và các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền.

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, đình chỉ hoạt động giáo dục nếu thấy có biểu hiện vi phạm pháp luật tại nhóm trẻ độc lập; báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Hướng dẫn quản lý nhà nước về giáo dục cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chuyên môn; chỉ đạo trường mầm non công lập hỗ trợ chuyên môn, giám sát các nhóm trẻ độc lập

+ Khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng nhóm trẻ độc lập và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục.

+ Xử lý theo thẩm quyền đối với nhóm trẻ độc lập, tổ chức, cá nhân vi phạm

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non và huy động trẻ em ra nhóm, lớp đối với nhóm trẻ độc lập theo nhu cầu thực tế của địa phương.

+ Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và đột xuất về nhóm trẻ độc lập với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý nhóm trẻ độc lập; kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của các nhóm trẻ độc lập trên địa bàn.

+ Sắp xếp nhân sự quản lý nhóm trẻ độc lập; chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục thuộc phạm vi quản lý.

+ Vận động các hiệp hội, đoàn thể, tổ chức, cá nhân hỗ trợ công tác tổ chức hoạt động nhóm trẻ độc lập; xây dựng cơ chế giám sát đối với hoạt động của các nhóm trẻ độc lập theo hướng dựa vào cộng đồng, nhằm tạo cơ chế khuyến khích người dân tham gia giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại địa phương.

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc khen thưởng, động viên, thực hiện chế độ chính sách cho nhóm trẻ độc lập trên địa bàn

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền đối với nhóm trẻ độc lập, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật.

+ Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền được giao theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ và thủ tục thành lập nhóm trẻ độc lập

3. Hồ sơ và thủ tục thành lập nhóm trẻ độc lập

Căn cứ Điều 11 Nghị định 46/2017/NĐ-CP điều kiện đầu tư hoạt động giáo dục được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì hồ sơ và thủ tục thành lập nhóm trẻ độc lập được quy định như sau:

- Hồ sơ thành lập nhóm trẻ độc lập: bao gồm các giấy tờ sau:

+ Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ độc lập;

+ Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;

+ Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của người chăm sóc trẻ em.

- Thủ tục thành lập nhóm trẻ độc lập:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ thành lập nhóm trẻ độc lập vừa nêu trên đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ độc lập.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ nhóm trẻ độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến thành lập nhóm trẻ độc lập

1.Thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhóm trẻ độc lập

Căn cứ Điều 11 Nghị định 46/2017/NĐ-CP điều kiện đầu tư hoạt động giáo dục được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhóm trẻ độc lập đó chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhóm trẻ độc lập được thành lập.

2. Xử phạt khi hoạt động nhóm trẻ độc lập khi chưa có giấy phép?

Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 127/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập khi có hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Thêm nữa, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 127/2021/NĐ-CP quy định Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, nếu tổ chức có hành vi hoạt động nhóm trẻ độc lập khi chưa có giấy phép thì sẽ bị phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, còn đối với cá nhân thì sẽ bị phạt từ 3.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

V. Vấn đề thành lập nhóm trẻ độc lập có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Để thực hiện được nhanh chóng, chính xác thủ tục thành lập nhóm trẻ độc lập, cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập nhóm trẻ độc lập nên lựa chọn những tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến thành lập nhóm trẻ độc lập. CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ có liên quan đến thành lập nhóm trẻ độc lập.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thành lập nhóm trẻ độc lập. NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan