Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập theo pháp luật Việt Nam với chức năng hoạt động là khảo sát thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà pháp luật Việt Nam cho phép. Vậy để thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài như thế nào? Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Nhiều thương nhân nước ngoài muốn lựa chọn loại hình hiện diện thương mại này tại Việt Nam để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của thương nhân. Tuy nhiên, pháp luật tại Việt Nam quy định khá chặt chẽ về việc thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, nếu như thương nhân nước ngoài không nắm được thì sẽ rất khó khăn trong việc xin giấy phép hoạt động cho Văn phòng đại diện tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký.
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ.
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 67 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì tổ chức là văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi chậm gia hạn giấy phép hoạt động văn phòng sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì trường hợp muốn thay đổi nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
- Mức thu lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
+ Cấp mới: 3.000.000 (ba triệu) đồng/giấy phép;
+ Cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn: 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng/giấy phép.
Căn cứ theo khoản 3 điều 18 Luật Thương mại năm 2005 thì văn phòng đại diện không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài”. Như vậy văn phòng đại diện không có chức năng giao kết, ký kết hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 18 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của Văn phòng đại diện thì Văn phòng đại diện không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài. Do đó, trường hợp muốn sửa đổi hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện với công ty tổng. Văn phòng đại diện không có thẩm quyền sửa đổi nội dung đã giao kết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn