Hơn 80% khối lượng hàng hóa thương mại trên toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển. Vận tải biển đóng vai trò một mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics, đặc biệt đối với điều kiện của Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài, gần các tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới. Vậy thực trạng kinh doanh vận tải biển của Việt Nam hiện nay đang như thế nào? Như thế nào là kinh doanh vận tải biển? Điều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải biển ra sao? Qua bài viết sau đây, NPLaw sẽ giúp bạn tìm hiểu hơn về vấn đề này.
Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm trở lại đây. Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, Việt Nam tiếp tục tăng trưởng về khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển. Hệ thống cảng biển Việt Nam trong những năm qua phát triển đồng bộ, hiện đại đón được những tàu biển lớn nhất thế giới vào làm hàng.
Về cơ bản, hệ thống cảng biển đáp ứng được nhu cầu tàu thuyền ra vào cảng, thời gian tàu đợi cầu rất nhỏ, đáp ứng thông qua hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng vận chuyển nổi địa. Tuy nhiên số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam lại chủ yếu do hãng tàu nước ngoài đảm nhận, đặc biệt tuyến biển xa đến các nước phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ. Đội tàu trong nước hiện nay chủ yếu đảm nhiệm phần vận tải nội địa do được bảo hộ, hoạt động tuyến đường quốc tế ngắn trong khu vực Châu Á. Thị phần vận tải tuyến quốc tế của đội ngũ vận tải biển Việt Nam còn rất hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải….Trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa hội nhập quốc tế, Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, các hiệp định vận tải biển với các quốc gia trên thế giới, kinh doanh vận tải biển Việt Nam đứng trước thời cơ lớn cũng như thách thức lớn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 160/2016 NĐ-CP, kinh doanh vận tải biển là việc sử dụng tàu biển để kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý.
Kinh doanh vận tải biển bao gồm có kinh doanh vận tải biển quốc tế và kinh doanh vận tải biển nội địa. Cụ thể:
Theo Điều 4 Nghị định 160/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 147/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện chung kinh doanh vận tải biển như sau:
“ Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây viết tắt là doanh nghiệp).”
Như vậy, để được kinh doanh vận tải biển thì trước hết doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện chung. Cụ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 6 Nghị định 160/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 147/2018/NĐ-CP để kinh doanh vận tải biển nội địa, ngoài việc đáp ứng điều kiện chung như trên, doanh nghiệp còn phải đáp ứng điều kiện: phải có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Tương tự đối với điều kiện kinh doanh vận tải biển quốc tế cũng vậy. Ngoài việc đáp ứng điều kiện chung, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế cần đáp ứng thêm điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 160/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 147/2018/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, về điều kiện tài chính: Doanh nghiệp phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.
Thứ hai, về điều kiện tàu thuyền: Doanh nghiệp có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Thứ ba, quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:
Như vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh vận tải biển quốc tế cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như trên
Nghị định 147/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải chính thức có hiệu lực thi hành ngày 24/10/2018. Theo đó, chính thức bãi bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển.
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển chỉ cần đáp ứng điều kiện chung là được thành lập theo đúng quy định pháp luật. Tùy vào từng trường hợp kinh doanh vận tải biển nội địa hay kinh doanh vận tải biển quốc tế, bên cạnh đáp ứng điều kiện chung thì doanh nghiệp còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Vận tải bằng tàu thuyền đi biển được phân vào nhóm 501 bao gồm vận tải ven biển và viễn dương. Như vậy, mã ngành đăng ký kinh doanh vận tải biển là 501.
Ngoài ra, vận tải ven biển và viễn dương còn chia ra thêm hai nhóm là vận tải về hàng hòa và vận tải về hành khách. Mã ngành đăng ký của những nhóm ấy như sau:
Kinh doanh vận tải biển chia làm hai nhóm: Kinh doanh vận tải biển nội địa và kinh doanh vận tải biển quốc tế. Về kinh doanh vận tải biển nội địa, pháp luật không quy định về số vốn tối thiểu cần có. Còn về kinh doanh vận tải biển quốc tế theo Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP quy định số vốn tối thiểu cần phải có là 05 tỷ Đồng Việt Nam.
Chứng từ vận tải là giấy tờ do chủ phương tiện vận chuyển đã cấp cho khách hàng để xác định họ đã nhận được hàng hóa. Khi nói đến các hình thức vận chuyển trong vận tải, chắc chắn chứng từ không thể thiếu được. Trong kinh doanh vận tải biển, chứng từ có vai trò đảm bảo cho việc hàng hóa không có những tình trạng sai sót; làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong chứng từ để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Theo Điều 148 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì có những loại chứng từ vận chuyển đường biển như sau:
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, NPLaw luôn là nơi uy tín để khách hàng tin tưởng và trao đổi tất cả các vướng mắc.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn