ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc định giá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Vậy làm sao để hiểu thế nào là định giá doanh nghiệp và những vấn đề liên quan xoay quanh về định giá doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Nhu cầu định giá doanh nghiệp hiện nay

Nước ta đang trong quá trình phát triển với  khi nền kinh tế có sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình mua bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra càng nhiều. Để thực hiện những thủ tục này, cả doanh nghiệp lẫn đối tác cần phải nắm được các thông tin về chính mình cũng như về đối tác toàn diện nhất. Việc hiểu biết rõ ràng này giúp quá trình mua bán, sáp nhập hay hợp nhất diễn ra suôn sẻ và đảm bảo lợi ích. Vì thế việc định giá trị doanh nghiệp là cần thiết để có thể nắm bắt được giá trị doanh nghiệp, khả năng hoạt động của doanh nghiệp, cơ cấu về vốn, nguồn lợi nhuận trong tương lai.

Quy định pháp luật về định giá doanh nghiệp

II. Quy định pháp luật về định giá doanh nghiệp

1. Định giá doanh nghiệp là gì? 

Định giá doanh nghiệp là quy trình tổng quát để xác định giá trị kinh tế của một doanh nghiệp hoặc một đơn vị công ty. Quá trình này có thể được áp dụng để xác định giá trị pháp lý của doanh nghiệp trong nhiều tình huống khác nhau, như giá bán, xác định quyền sở hữu đối tác, thuế, hoặc thậm chí trong trường hợp ly hôn. Chủ sở hữu thường tìm đến các chuyên gia định giá kinh doanh để có một ước lượng khách quan về giá trị của doanh nghiệp của họ.

Thẩm định giá doanh nghiệp được thực hiện thông qua những cách tiếp cận nào?

Một cách đơn giản để hiểu định giá doanh nghiệp là "quy trình xác định giá trị của một doanh nghiệp và các lợi ích liên quan tại một thời điểm nhất định". Tuy nhiên, cũng quan trọng là hiểu mục đích hoặc mục tiêu của việc định giá. Điều này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Từ chủ thể cá nhân đến các doanh nghiệp khởi nghiệp và các tập đoàn lớn, định giá đều là một công cụ tài chính quan trọng. Nó có thể được sử dụng cho nhiều mục đích như lập kế hoạch bảo hiểm, quản lý tài sản, báo cáo tài chính, hoặc thậm chí là trong các thỏa thuận mua bán, thỏa thuận cổ phần, và quản lý sở hữu.

Quy trình định giá doanh nghiệp có thể được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau và đòi hỏi sự tính toán và đánh giá cẩn thận để đưa ra các quyết định chính xác.

2. Thẩm định giá doanh nghiệp được thực hiện thông qua những cách tiếp cận nào?

Tại Mục 2 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC có quy định về các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp cụ thể như sau:

"2. Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp

Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá doanh nghiệp.

3. Các phương pháp định giá doanh nghiệp hiện nay

Có 6 phương pháp định giá doanh nghiệp:

  • Phương pháp tỷ số bình quân: phương pháp này ước tính giá trị dòng vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua tỷ số thị trường trung bình của doanh nghiệp so sánh để định giá.
  • Phương pháp giá giao dịch: phương pháp này ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thông qua giá giao dịch chuyển nhượng cổ phần hoặc chuyển nhượng phần vốn góp thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.
  • Phương pháp tài sản: phương pháp này ước tính giá trị của doanh nghiệp thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp: phương pháp này xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá. 
  • Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức: Phương pháp này tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá. 
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu: phương pháp này xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá. 

4. Cần phải định giá doanh nghiệp trong các trường hợp nào?

Thẩm định giá được xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản, giúp các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về giá tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên. Vì vậy, thẩm định giá có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan như: cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

  • Phát hành cổ phiếu; Bán cổ phiếu ra công chúng;
  • Chứng minh năng lực tài chính;
  • Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
  • Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn;
  • Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư
  • Tham khảo giá trị thị trường;
  • Các mục ích khác đúng theo pháp luật quy định.

5. Cơ sở giá trị của xác định giá trị để định giá doanh nghiệp

Căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC có quy định về cơ sở giá trị của thẩm định giá doanh nghiệp cụ thể như sau:

"1.1. Cơ sở giá trị của thẩm định giá doanh nghiệp

Cơ sở giá trị doanh nghiệp là giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường. Cơ sở giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, yêu cầu của khách hàng thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá (nếu phù hợp với mục đích thẩm định giá) và quy định của pháp luật có liên quan. Các nội dung khác thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 2 và số 3.

Căn cứ vào triển vọng thực tế của doanh nghiệp, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích thẩm định giá và quy định của pháp luật, thẩm định viên đưa ra nhận định về tình trạng hoạt động, tình trạng giao dịch (thực tế hoặc giả thiết) của doanh nghiệp cần thẩm định giá sau thời điểm thẩm định giá. Thông thường giá trị của doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục. Trong trường hợp thẩm định viên nhận định rằng doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động sau thời điểm thẩm định giá thì giá trị của doanh nghiệp sẽ là giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc giá trị thanh lý.

Việc áp dụng các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp cần phù hợp với cơ sở giá trị doanh nghiệp và nhận định của thẩm định viên về trạng thái hoạt động của doanh nghiệp tại và sau thời điểm thẩm định giá."

III. Giải đáp một số câu hỏi về định giá doanh nghiệp

1. Khi chuyển nhượng vốn có cần định giá doanh nghiệp không?

Khi chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp, việc định giá doanh nghiệp là rất quan trọng để xác định giá trị của doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo rằng cả hai bên tham gia giao dịch có cái nhìn chung về giá trị thực sự của doanh nghiệp và tránh được những tranh chấp sau này. Định giá doanh nghiệp cũng có thể giúp nhà đầu tư xác định liệu đây có phải là một cơ hội đầu tư hấp dẫn hay không. Do đó, việc định giá doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng khi chuyển nhượng vốn.

2. Khi thẩm định giá doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố nào của doanh nghiệp

Khi thẩm định giá doanh nghiệp, cần quan tâm đến các yếu tố sau:

  • Xem xét lịch sử hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá hiệu suất và phong độ kinh doanh trước đây.
  • Cơ cấu tài sản: Xem xét cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, bao gồm tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản không vật chất.
  • Thị trường và ngành công nghiệp: Đánh giá tình hình thị trường và ngành công nghiệp mà doanh nghiệp hoạt động để đánh giá các rủi ro và cơ hội trong tương lai.
  • Vị trí cạnh tranh: Xem xét vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường và so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
  • Dòng tiền và lợi nhuận: Xem xét dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp để đánh giá khả năng sinh lời và tạo ra giá trị cho cổ đông.
  • Tương lai và tiềm năng phát triển: Đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai để định giá giá trị hiện tại của doanh nghiệp.
  • Rủi ro và khả năng quản lý rủi ro: Đánh giá các rủi ro có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và khả năng quản lý rủi ro của doanh nghiệp.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về thẩm định giá doanh nghiệp

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề định giá doanh nghiệp. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan