Định giá tài sản bị chiếm đoạt là một trong những thủ tục quan trọng trong tố tụng hình sự góp phần xác định nhiều yếu tố như khung hình phạt, hoàn trả giá trị tài sản cho bị hại,... Theo đó, nhằm đảm bảo tính công bằng và khách quan cho hoạt động này, pháp luật đã chú trọng điều chỉnh những nội dung chi tiết liên quan đến hoạt động định giá tài sản bị chiếm đoạt. Và để hiểu rõ hơn bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng những nội dung liên quan đến hoạt động định giá tài sản bị chiếm đoạt.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định “tài sản cần định giá là tài sản được cơ quan có thẩm quyền tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá để giải quyết vụ án hình sự.”
Vậy có thể hiểu, tài sản bị chiếm đoạt là vật, tiền, giấy tờ có giá được sở hữu hợp pháp nhưng bị cố ý nắm giữ một cách trái pháp luật. Theo đó, định giá tài sản bị chiếm đoạt được xem là quá trình xác định giá trị cụ thể của tài sản trên theo nhiều căn cứ khác nhau và đồng thời thuộc một trong những thủ tục quan trọng trong tố tụng hình sự.
Việc định giá tài sản bị chiếm đoạt thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bởi lẽ, đối với các tội phạm liên quan đến xâm phạm sở hữu, tùy theo giá trị của tài sản bị chiếm đoạt mà khung hình phạt áp dụng cho hành vi phạm tội có thể tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Bên cạnh đó, việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt còn đảm bảo tính công bằng khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như hoàn trả lại giá trị tài sản bị chiếm đoạt cho bị hại một cách hợp lý.
Pháp luật về trình tự, thủ tục định giá tài sản bị chiếm đoạt được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định số 30/2018/NĐ-CP. Theo đó, các bước tiến hành định giá tài sản bao gồm:
Ngoài ra, trong một số trường hợp cơ quan định giá có thể kéo dài thời gian định giá tài sản bị chiếm đoạt nhưng phải thông báo và nêu rõ lý do với cơ quan yêu cầu định giá. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể yêu cầu định giá lại tài sản hoặc định giá tài sản trong một số trường hợp đặc biệt.
Quy định về phương pháp định giá tài sản được quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP. Theo đó, việc định giá tài sản bị chiếm đoạt có thể thực hiện theo các phương thức sau:
Ngoài ra, khi áp dụng các phương pháp định giá cần thỏa mãn những yêu cầu quy định tại Điều 11 Thông tư 30/2020/TT-BTC. Cụ thể, tài sản chưa qua sử dụng được xác định theo giá của tài sản giống hệt mới hoặc tương tự mới theo hướng có điều chỉnh để phù hợp với hiện trạng của tài sản cần định giá tại thời điểm cần định giá; trường hợp sử dụng 02 phương pháp định giá tài sản trở lên, Hội đồng định giá cần đánh giá, phân tích, tính toán hoặc lựa chọn để đi đến kết luận cụ thể về mức giá của tài sản cần định giá.
Định giá tài sản bị chiếm đoạt được xem là một trong những thủ tục quan trọng để lại nhiều hệ quả pháp lý. Trong quá trình định giá tài sản bị chiếm đoạt, có một số yếu tố có thể tác động đến kết quả định giá như: Người tiến hành định giá tài sản, hồ sơ định giá tài sản, giá thị trường của tài sản, phương pháp định giá tài sản.
Nguyên tắc định giá tài sản nói chung được quy định tại Điều 4 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP. Cụ thể việc định giá tài sản bị chiếm đoạt được tiến hành theo nguyên tắc sau:
Theo Điều 8 Nghị định 30/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định số 97/2019/NĐ-CP), thành phần Hội đồng định giá tài sản bị chiếm đoạt được chia thành 04 cấp (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp bộ và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ), số lượng thành viên của Hội đồng định giá phải là số lẻ (tối thiểu là 03 người đối với cấp huyện và 05 người đối với các cấp khác).
Như vậy, thành phần của Hội đồng định giá tài sản tuỳ theo Hội đồng định giá thuộc cấp huyện, cấp tỉnh, cấp bộ hay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Để tiến hành định giá tài sản bị chiếm đoạt cần thực hiện theo những căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 30/2018/NĐ-CP. Trong đó bao gồm các căn cứ: Giá thị trường của tài sản; Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định; Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp; Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản định giá (nếu có); Một số căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.
Bên cạnh đó, trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt là hàng cấm, việc định giá tài sản còn phụ thuộc vào các căn cứ sau: Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản được yêu cầu định giá hoặc địa phương khác; Giá ghi trên hợp đồng/hóa đơn mua bán/tờ khai nhập khẩu (nếu có); Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp; Giá thị trường; Giá niêm yết, Giá thị trường trong khu vực và thế giới; Các căn cứ khác giúp xác định giá trị của tài sản cần định giá.
Căn cứ Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định, trong một số trường hợp nếu nghi ngờ về kết luận định giá và có đầy đủ căn cứ chứng minh nghi ngờ về kết luận trên thì có thể thực hiện định giá lại tài sản. Vậy, việc định giá lại tài sản được xem là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả nhằm giải quyết các sai sót trong quá trình định giá tài sản bị chiếm đoạt.
Trong một số trường hợp phát hiện vi phạm trong quá trình định giá tài sản, Quý khách hàng có thể yêu cầu khiếu kiện xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trên. Cụ thể, theo quy định tại các điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 13 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 quy định xử phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các vi phạm liên quan đến định giá tài sản.
Trên đây là những thông tin về định giá tài sản bị chiếm đoạt. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến định giá tài sản bị chiếm đoạt, hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn