ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

 

Định giá tài sản góp vốn là một hoạt động cần thiết trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, nhằm xác định giá trị và tài sản của doanh nghiệp đó. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến quý độc giả các thông tin pháp lý liên quan đến định giá tài sản góp vốn, nhằm hỗ trợ Quý độc giả có những đánh giá, cân nhắc tốt hơn khi tiến hành định giá tài sản góp vốn.

I. Thực trạng định giá tài sản góp vốn hiện nay

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tự tiến hành định giá tài sản góp vốn của mình trên cơ sở đồng thuận, thống nhất nhưng lại đưa ra kết quả định giá là một giá trị cao nhằm đẩy cao giá trị doanh nghiệp. Điều này đem lại nhiều rủi ro pháp lý khi giá trị này có thể bị xác định là giá trị cao hơn thực tế tài sản góp vốn. Theo báo cáo kiểm toán năm 2007, khoản góp vốn bằng nhãn hiệu của Tổng Công ty Sông Đà tại Công ty Cổ phần Sông Đà 909 (hiện tại là Công ty Cổ phần SCI) là 250 triệu đồng, khấu hao lũy kế đến hết năm 2007 là 28 triệu đồng; tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10 là 4,93 tỉ đồng, khấu hao luỹ kế đến hết 2007 là 1,214 tỉ đồng. Hay như trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), mặc dù không có tài liệu nào được công bố xác định vào thời điểm góp vốn, Vinashin đã định giá quyền sử dụng nhãn hiệu “Vinashin” của mình là bao nhiêu, tuy nhiên, đến khi thực hiện thoái vốn, giá trị vốn góp bằng nhãn hiệu mà Vinashin bán ra lại có sự khác biệt ở nhiều công ty, ví dụ như tại Công ty Cổ phần Công nghiệp nặng Cửu Long, Vinashin định giá vốn góp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu là 300 tỷ đồng; tại quỹ Đầu tư Việt Nam liên doanh với BIDV, trị giá 144 tỉ đồng; tại Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng Vinashin và Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Shinec, định giá vốn góp bằng nhãn hiệu là 15 tỉ đồng; tại Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Tam Bạc, định giá là 3,5 tỉ đồng; tại một số công ty khác, vốn góp bằng nhãn hiệu chiếm tỷ lệ lớn, giá trị từ 3 tỉ đồng đến vài chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, đây lại là một thực trạng nhức nhối cần được xem xét, phân tích và có cơ chế điều chỉnh, để bản chất việc định giá tài sản góp vốn không còn bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Tìm hiểu về định giá tài sản góp vốn

II. Tìm hiểu về định  giá tài sản góp vốn

1. Định giá tài sản góp vốn là gì?

Định giá tài sản góp vốn là việc đánh giá giá trị của tài sản góp vốn tại thời điểm nhất định phù hợp với thị trường theo những tiêu chuẩn và phương pháp nhất định. Việc định giá tài sản góp vốn nhằm xác định chính xác giá trị của tài sản góp vốn tại thời điểm định giá. Đây là cơ sở phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông cũng như đảm bảo trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp.

2. Khi nào cần  định giá tài sản góp vốn

Tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

“2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận…

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận”.

Như vậy, khi thành lập công ty hoặc khi chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị thỏa thuận định giá thì sẽ tiến hành định giá tài sản góp vốn. Ngoài ra Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định: “Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam”.

Do đó xác định rằng, trường hợp tài sản góp vốn không phải đồng Việt Nam cũng phải tiến hành định giá và thể hiện giá trị bằng đồng Việt Nam.

III. Quy định pháp luật​​​​​​​ về định giá tài sản góp vốn

1. Định giá tài sản góp vốn được quy định như thế nào?

Định giá tài sản góp vốn được quy định cơ bản tại Điều 34 và Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp quy định các tài sản góp vốn theo quy định pháp luật, bao gồm các tài sản sau:

“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”.

Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận các nguyên tắc trong việc định giá tài sản góp vốn như thời điểm định giá tài sản góp vốn, trách nhiệm định giá tài sản góp vốn…

2. Nguyên tắc định​​​​​​​ giá tài sản góp vốn trong doanh nghiệp

Căn cứ nội dung khoản 2, khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 được quy định như sau:

“2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế”

Như vậy, nguyên tắc định giá tài sản góp vốn gồm sự đồng thuận của các chủ thể có thẩm quyền như thành viên, cổ đông sáng lập hoặc chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và nguyên tắc định giá đúng giá trị thực tế của tài sản góp vốn.

Thời điểm định giá tài sản góp vốn

3. Thời điểm định giá  tài sản góp vốn

Tại khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp và khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, ngay khi thành lập doanh nghiệp, việc thực hiện định giá tài sản góp vốn phải được thực hiện hoặc trong quá trình hoạt động mà chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị thỏa thuận định giá thì phải tiến hành định giá.

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến định giá tài sản góp vốn

1. Người cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”.

Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vi phạm này là cá nhân thì mức phạt tiền được áp dụng bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm nêu trên (căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

Như vậy, mức phạt đối với hành vi định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị là từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với tổ chức và từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với cá nhân.

2. Thẩm quyền định giá tài sản góp vốn do ai thẩm định?

Tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

“2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận…

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận”.

Như vậy, thẩm quyền định giá tài sản thuộc về thành viên, cổ đông sáng lập định giá, do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị định giá hoặc thuộc thẩm quyền theo một tổ chức thẩm định giá thực hiện.

Có phải định giá tài sản góp vốn thành lập công ty là ngoại tệ tự do chuyển đổi thành Đồng Việt Nam không?

3. Có phải định giá tài sản góp vốn thành lập công ty là ngoại tệ tự do chuyển đổi thành Đồng Việt Nam không?

Theo khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

“1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam”.

 

Như vậy, trong trường hợp tài sản góp vốn thành lập công ty là ngoại tệ tự do chuyển đổi thì phải định giá và thể hiện thành đồng Việt Nam.

V. Vấn đề định giá tài sản góp vốn có nên nhờ Luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế  nào?

Việc định giá tài sản góp vốn là nhu cầu thiết yếu và phổ biến hiện nay, nhưng nó cũng là một vấn đề phức tạp, cần có sự tư vấn pháp lý chi tiết của các luật sư trong quá trình thực hiện. Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến vấn đề định giá tài sản góp vốn của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý và thực hiện các thủ tục pháp lý để tiến hành định giá tài sản góp vốn. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.

Trân trọng cảm ơn!


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan