DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

Doanh nghiệp công nghệ cao là một trong những loại hình doanh nghiệp đang rất được quan tâm trong giai đoạn kinh tế hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài như hiện nay. Bằng bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc thông tin pháp lý về doanh nghiệp công nghệ cao.

I. Tìm hiểu về doanh nghiệp công nghệ cao

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 5/2023, Việt Nam có khoảng 71.500 doanh nghiệp công nghệ cao đang hoạt động. Trong đó, có khoảng 1.500 doanh nghiệp có doanh thu từ thị trường nước ngoài. Số liệu thống kê gần nhất thể hiện mật độ doanh nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 0,7 doanh nghiệp/1.000 dân.

Theo Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, mục tiêu đặt ra là đạt tỷ lệ 01 doanh nghiệp công nghệ cao trên 1.000 dân. Theo các chuyên gia dự đoán, số lượng doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

II. Quy định pháp luật về doanh nghiệp công nghệ cao

1. Hiểu như thế nào về doanh nghiệp công nghệ cao?

Doanh nghiệp công nghệ cao được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 như sau:

“4. Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao”.

Trong đó, công nghệ cao được giải thích như sau: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.

Theo đó, doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.Doanh nghiệp công nghệ cao cần đáp ứng những điều kiện gì?

 

2. Doanh nghiệp công nghệ cao cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Công nghệ cao 2008 quy định doanh nghiệp công nghệ cao cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 6 Luật Công nghệ cao;

- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành;

- Các tiêu chí khác được quy định chi tiết tại Điều 3 Quyết định 10/2021/QĐ-TTg bao gồm:

- Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (bao gồm khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, chi thường xuyên hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; chi hoạt động đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho lao động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo tại Việt Nam; phí bản quyền, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển; phí đăng ký công nhận hoặc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam) trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào (bao gồm giá trị nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất nhập khẩu và mua nội địa) hằng năm:

+ Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 0,5%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải đạt ít nhất 2%.

- Tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của doanh nghiệp (là số lao động đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn, trong đó lao động có trình độ cao đẳng không vượt quá 30%) trên tổng số lao động:

+ Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 2,5%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này phải đạt ít nhất 5%.

Như vậy, điều kiện đối với doanh nghiệp công nghệ cao là phải đáp ứng các tiêu chí theo đúng quy định pháp luật được trình bày như trên.

3. Doanh nghiệp công nghệ cao có những ưu đãi, hỗ trợ nào?

Doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Công nghệ cao 2008, cụ thể:

Doanh nghiệp công nghệ cao khi có đủ các điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; và hưởng các ưu đãi khác như được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

Như vậy, doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; và hưởng các ưu đãi khác như được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

4. Tiêu chí  xác định doanh nghiệp công nghệ cao là như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 10/2021/QĐ-TTg doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 6 Luật này;

- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành;

- Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (bao gồm khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, chi thường xuyên hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; chi hoạt động đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho lao động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo tại Việt Nam; phí bản quyền, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển; phí đăng ký công nhận hoặc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam) trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào (bao gồm giá trị nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất nhập khẩu và mua nội địa) hằng năm:

+ Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 0,5%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải đạt ít nhất 2%.

- Tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của doanh nghiệp (là số lao động đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn, trong đó lao động có trình độ cao đẳng không vượt quá 30%) trên tổng số lao động:

+ Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 2,5%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này phải đạt ít nhất 5%.

5. Trình tự, thủ  tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao ra sao?

Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao được quy định tại điểm a tiểu mục 5 Mục A Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2105/QĐ-BKHCN năm 2023 như sau:

Bước 01: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.  Theo quy định tại điểm c tiểu mục 5 Mục A Phần II Quyết định 2105/QĐ-BKHCN, hồ sơ cụ thể bao gồm:

+ Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao; 

+ Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 

+ Bản thuyết minh doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao. 

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 một bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ phô tô.

Bước 02: Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

III. Một số thắc mắc  về doanh nghiệp công nghệ cao

1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao

Tại khoản 6 Điều 5 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg quy định như sau: “6. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao”.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao là Bộ Khoa học và Công nghệ.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao

 

2. Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có thời hạn không?

Tại heo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg về hiệu lực của giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao: “Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có hiệu lực 5 năm (năm năm) kể từ ngày cấp”.

Như vậy, Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có thời hạn, cụ thể là 05 năm kể từ ngày cấp.

IV. Dịch vụ  tư vấn pháp lý liên quan doanh nghiệp công nghệ cao

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý liên quan doanh nghiệp công nghệ cao của Quý Khách hàng, Hãng luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp công nghệ cao. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết theo thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan