Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam để đi vào hoạt động hợp pháp cần phải đáp ứng những điều kiện với nhiều yếu tố như doanh nghiệp, người phụ trách, khả năng kinh doanh. Bên cạnh đó, để hạn chế các rủi ro về an toàn, pháp lý, thay đổi xu hướng du lịch và cạnh tranh từ đối thủ,... Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cần phải lưu ý và thực hiện nghiêm túc những quy định pháp luật trong phạm vi kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ quy định pháp luật về những nội dung trên.
Theo Điều 30 Luật Du lịch 2017 quy định về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó bao gồm: Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Vậy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được hiểu là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp và một số quy định pháp luật chuyên ngành nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế.
Quy định pháp luật điều chỉnh phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được đề cập tại Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 31 Luật Du lịch 2017, cụ thể như sau:
Mặc khác, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có một số thay đổi trong điều kiện như: Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng; trình độ của người phụ trách kinh doanh phải tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành, trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch.
Khi kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 37 Luật Du lịch 2017, cụ thể như sau:
Thêm vào đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế còn có thêm các quyền và nghĩa vụ sau:
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cần phải cẩn trọng đối với tính an toàn cho khách hàng trong mọi chuyến đi. Theo đó, một số rủi ro về an toàn mà doanh nghiệp phải đối mặt như điều kiện thời tiết thay đổi, y tế, lệnh hạn chế di chuyển ở các quốc gia, địa phương khác nhau. Vậy nên, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng dịch vụ, giảm thiểu rủi ro về an toàn đối với khách hàng, hạn chế tình trạng hủy tour, thay đổi lịch trình ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của khách hàng.
Về mặt pháp lý, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cần đảm bảo tuân thủ và không vi phạm điều cấm theo quy định về pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành có liên quan. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện đúng nghĩa vụ trong phạm vi quy định để hạn chế các rủi ro về tố tụng, tranh chấp có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là một trong những ngành nghề phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo đó, việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường là điều không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp cần lưu ý giảm thiểu các rủi ro về cạnh tranh như mất khách hàng, giảm giá dịch vụ quá mức, giảm lợi nhuận,... Vậy nên, doanh nghiệp nên nắm bắt xu hướng thị trường để tối ưu hóa chiến lược kinh doanh trước đối thủ để đảm bảo vị trí bền vững trên thị trường.
Mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng đứng trước sự thay đổi vượt bậc về thời đại hiện nay, doanh nghiệp cần lưu ý những rủi ro về xu thế du lịch để có hướng phát triển phù hợp. Theo đó, xu thế du lịch có thể thay đổi và đem đến những rủi ro như sự thay đổi nhu cầu của thị trường, du khách, sự cạnh tranh đến từ công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo,... Vậy nên, doanh nghiệp cần linh hoạt và đáp ứng kịp thời để giảm thiểu những rủi ro trên và tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Hành vi sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp khác để hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là trái quy định pháp luật. Căn cứ vào Nghị định 45/2019/NĐ-CP, hành vi vi phạm trên có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.
Theo Luật Du lịch 2017 quy định các trường hợp thu hồi giấy phép thì trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giải thể thì sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP). Theo đó, mức ký quỹ đối với dịch vụ lữ hành nội địa là 20 triệu đồng; đối với dịch vụ lữ hành quốc tế là 50 triệu đồng đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, 100 triệu đồng đối với du lịch ra nước ngoài và 100 triệu đồng đối với cả 02 trường hợp khách du lịch quốc tế đến Việt nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Căn cứ vào Luật Du lịch 2017 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Theo đó, doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có nghĩa vụ công khai số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở doanh nghiệp.
Việc cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch là một trong những nghĩa vụ mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cần phải thực hiện, được quy định tại Luật Du lịch 2017.
Theo điểm g khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hướng dẫn khách du lịch tôn trọng bản sắc văn hoá phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch trong chuyến đi.
Hành vi không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch là trái quy định. Theo điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm này có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là những thông tin về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn