Doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với cá nhân như thế nào?

Quan hệ mua bán hàng hóa diễn ra rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Có không ít trường hợp giao dịch mua bán được xác lập giữa doanh nghiệp và cá nhân. Vậy các giao dịch này cần lưu ý điều gì để thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên? NPLaw sẽ giải đáp một số thắc mắc về việc doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với cá nhân trong bài viết dưới đây.

Mua bán hàng hóa là một trong những lĩnh vực thương mại phát triển và đem lại nguồn lợi kinh tế lớn hiện nay. Hoạt động mua bán diễn ra giữa chủ thể là doanh nghiệp, cá nhân với nhau. Trong đó, giao dịch khá phổ biến hiện nay là hợp đồng mua bán ký kết giữa một bên là doanh nghiệp, một bên là cá nhân. Việc nắm giữ và vận dụng hiệu quả các quy định về doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với cá nhân sẽ giúp các bên xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán thuận lợi, đúng quy định và bảo vệ quyền lợi của các bên.

1. Hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và cá nhân là gì?

Theo Điều 430 Bộ luật dân sự năm 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”.

Theo đó, bên bán chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền. Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán và nhận, sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chủ thể trong giao dịch mua bán có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Đối với hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và cá nhân thì chủ thể của hợp đồng gồm một bên là cá nhân và một bên là doanh nghiệp.

Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa hai bên và không có quy định bắt buộc về nội dung của hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, để xác định rõ quyền, lợi ích giữa các bên, tránh việc xảy ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng, hợp đồng mua bán cần có những nội dung cơ bản như sau:

  • Thông tin về bên bán, bên mua hàng hóa;
  • Loại, số lượng, chất lượng hàng hóa;
  • Giá mua bán và thời hạn, phương thức thanh toán;
  • Thời gian, địa điểm giao hàng;
  • Nghĩa vụ của bên bán;
  • Nghĩa vụ của bên mua;
  • Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại.

Dựa trên đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa và quy định chung về giao dịch dân sự, doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với cá nhân cần đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật dân sự:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

Các bên cũng cần lưu ý rằng, doanh nghiệp khi tham gia hợp đồng mua bán phải có đăng ký doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề kinh doanh loại đối với hàng hóa mua bán theo khoản 1 Điều 8 Luật doanh nghiệp năm 2020. Đồng thời, người đại diện ký hợp đồng mua bán của doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền và phạm vi ủy quyền bao gồm việc giao kết hợp đồng mua bán.

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ một số trường hợp tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008. 

Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định: “Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)”.

Khi doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với cá nhân thì phải thực hiện các quy định chung về thuế đối với hàng hóa mua bán. Trong từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp, cá nhân còn phải chịu thêm các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Pháp luật khi doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với cá nhân3. Ký kết hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp với cá nhân trong trường hợp nào?

Pháp luật hiện nay không quy định trường hợp nào thì doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với cá nhân. Tuy nhiên, để hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và cá nhân hợp pháp, cần đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Do đó, dựa theo nhu cầu mỗi bên, doanh nghiệp và cá nhân có thể ký hợp đồng mua bán trong mọi trường hợp khi đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định pháp luật.

Theo Luật thương mại hiện hành, mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại và các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa thường là thương nhân. Theo khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Pháp luật về thương mại cũng áp dụng trong trường hợp một bên trong giao dịch mua bán hàng hóa với thương nhân hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi và họ lựa chọn áp dụng Luật thương mại. 

Như vậy, doanh nghiệp được phép ký hợp đồng mua bán với cá nhân đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự để thực hiện mua bán các loại hàng hóa mà pháp luật không cấm.

Để giao dịch mua bán được xác lập đúng quy định, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên, cần lưu ý một số nội dung như:

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng: Xác định người có thẩm quyền ký kết hợp đồng của bên mua và bên bán.

Nội dung hợp đồng có các điều khoản cơ bản như:

  • Đối tượng của hợp đồng: xác định rõ loại hàng hóa mua bán, số lượng, chất lượng và các vấn đề liên quan khác.
  • Giá và phương thức thanh toán: cần quy định rõ giá hàng hóa và việc thanh toán để tránh thiệt hại hoặc rủi ro khi có biến động của thị trường.
  • Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại: tránh trường hợp khi phát sinh tranh chấp thì không đủ cơ sở để yêu cầu bồi thường cũng như khởi kiện.

Hình thức của hợp đồng: Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Luật sư tư vấn về doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với cá nhân3. Doanh nghiệp tư nhân được bán lại cho 1 cá nhân với giá bán là 0 đồng thì hợp đồng mua bán nó có giá trị không?

Theo Điều 430 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Điều 433 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giá và phương thức thanh toán như sau:

“1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng”.

Như vậy, việc các bên thỏa thuận mua bán doanh nghiệp tư nhân với giá 0 đồng cho một cá nhân là không trái quy định pháp luật. 

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với cá nhân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan