Cho người khác mượn tiền nhưng không thể đòi lại? Việc đòi lại tiền cho mượn sẽ khó khăn hơn nếu chúng ta không biết các giải pháp pháp lý cần thiết để đòi lại tiền. Để giúp quý khách hàng có thêm thông tin, NPLaw sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc đòi lại tiền cho mượn trong bài viết dưới đây.
Vay mượn tiền là giao dịch dân sự rất phổ biến trong thực tế. Trong các giao dịch, mọi người hiểu việc “mượn tiền” giống với “vay tiền không lãi suất”. Theo đó, tranh chấp đòi lại tiền cho mượn xảy ra trong trường hợp: khi đến hạn trả tiền, bên mượn tiền không trả hoặc trả không đầy đủ số tiền đã vay, mượn. Để có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp, việc nắm rõ các quy định pháp luật liên quan là rất cần thiết.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, bên vay có nghĩa vụ trả nợ như sau:
Như vậy, bên mượn tiền phải trả đủ số tiền đã mượn. Trường hợp trả chậm, trả không đầy đủ thì bên cho mượn có quyền yêu cầu bên mượn trả tiền lãi đối với số tiền trả chậm, trả không đầy đủ.
Bên mượn tiền trong giao dịch mượn tiền có quyền theo quy định tại Điều 464 Bộ luật dân sự 2015 như sau: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”.
Như vậy, có sự chuyển giao quyền sở hữu số tiền vay mượn từ bên cho mượn sang bên mượn. Kể từ thời điểm nhận tiền, bên mượn tiền trở thành chủ sở hữu đối với số tiền vay mượn này.
“1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, bên cho mượn tiền phải tuân thủ các nghĩa vụ nêu trên.
Như vậy, người cho mượn có quyền đòi tiền lãi nếu người mượn tiền trả chậm, trả không đầy đủ theo quy định trên.
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Việc vay mượn tiền giữa người cho mượn và người mượn thể hiện bằng lời nói, hành vi hoặc thông qua phương tiện điện tử (email, tin nhắn…) vẫn đảm bảo quy định về hình thức.
Do đó, không có giấy tờ chứng minh giao dịch mượn tiền thì các bên có thể thu thập các chứng cứ khác như ghi âm lời nói, tin nhắn, lịch sử chuyển khoản… để chứng minh có tồn tại giao dịch mượn tiền giữa các bên. Đây là căn cứ để đòi lại tiền cho mượn khi không có giấy tờ.
Theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 về hình thức của giao dịch dân sự, giao dịch vay mượn tiền giữa người cho mượn và người mượn có thể thể hiện bằng nhiều hình thức như: lời nói, hành vi hoặc thông qua phương tiện điện tử (email, tin nhắn…)
Khi xảy ra tranh chấp, thông tin chuyển khoản tiền có thể được xem là căn cứ chứng minh có tồn tại giao dịch mượn tiền giữa các bên.
Như vậy, cho mượn tiền qua chuyển khoản có thể đòi lại được và lịch sử chuyển khoản giữa các bên là tài liệu, chứng cứ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp đòi lại tiền cho mượn; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình giải quyết vụ việc.
Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn