Đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không? Đăng hình ảnh người khác lên mạng xã hội nhằm mục đích đòi nợ bị xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về vấn đề đòi nợ trên mạng hiện nay.
Bị bêu ảnh trên mạng xã hội - chủ yếu là facebook để đòi nợ là tình trạng diễn ra khá phổ biến hiện nay, hầu hết những kiểu đòi nợ trên facebook diễn ra với những nick ảo, các đối tượng đòi nợ trên facebook thường lập rất nhiều nick ảo, sau đó đi bình luận, nhắn tin, tag facebook để đòi nợ người vay tiền.
Người đi vay bị đăng hình ảnh hay nội dung đòi nợ trên mạng xã hội xuất phát từ việc nạn nhân vay tiền hoặc có người thân vay tiền nhưng đã quá hạn mà chưa thanh toán, hoặc có thể do nạn nhân bị đánh cắp thông tin cá nhân để vay tiền. Việc bị các đối tượng đòi nợ đăng hình ảnh, thông tin cá nhân lên mạng xã hội gây ra nhiều phiền toái cho người đi vay, thậm chí cả người thân của họ. Đặc biệt trong thời buổi tín dụng đen hoạt động mạnh mẽ trở lại.
Tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định người sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội.
Đồng thời tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng quy định về một trong các hành vi bị cấm là: Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
Như vậy người sử dụng mạng xã hội không được lợi dụng việc cung cấp, sử dụng mạng xã hội để thực hiện các mục đích mà pháp luật nghiêm cấm như đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Hành vi đòi nợ trên mạng xã hội là trái pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp người bị đăng hình ảnh là người có vay tiền và có trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì hành vi của người đăng hình ảnh lên mạng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với hành vi “thu thập, và sử dụng thông tin của cá nhân khác mà không được sự đồng ý”, mức phạt tiền trong trường hợp này là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm và 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp người bị đăng ảnh lên mạng xã hội không phải là người nợ tiền mà bị ghép ảnh và đe dọa, quấy rồi thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với hành vi “chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”, mức phạt trong trường hợp này là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm, 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
Trường hợp người bị đăng hình ảnh là người nợ tiền thì hành vi của người đăng hình ảnh lên mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) về tội làm nhục người khác với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Khung hình phạt nhẹ nhất thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng thì sẽ bị phạt từ từ 03 tháng đến 02 năm.
Trường hợp người bị đăng hình ảnh lên mạng xã hội không phải là người vay tiền mà bị bịa đặt thông tin thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) với hành vi bịa đặt/loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Khung hình phạt nhẹ nhất đối với hành vi này là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nặng thì sẽ bị phạt từ từ 01 năm đến 03 năm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 32, BLDS năm 2015 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Như vậy, người có hành vi tự ý chụp ảnh, quay và sử dụng hình ảnh mà không có sự đồng ý của người khác nếu xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người đó thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc tự ý sử dụng hình ảnh của người khác để đòi nợ trên mạng xã hội, xâm phạm nhân phẩm danh dự của họ được coi là trái pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (được thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ bị cấu thành tội làm nhục người khác.
Mức xử phạt: bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Tội làm nhục người khác trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm :
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
Như vậy, việc đăng ảnh người khác lên mạng xã hội khủng bố nhằm mục đích đòi nợ mà khiến cho nạn nhân rối loạn tâm thần (tỷ lệ tổn thương trên 61%) hoặc tự sát thì có thể bị phạt tù từ 02 đến 05 năm.
Trong bối cảnh các trang mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay với nhiều ứng dụng có đến triệu người dùng thì hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm, bị sử dụng bất hợp pháp một cách tràn lan và ngay cả cá nhân có hình ảnh cũng như cá nhân vi phạm đều thường không có ý thức về hành vi của mình. Để tự bảo vệ bản thân trước những hành vi vi phạm nêu trên, người vay có thể thực hiện biện pháp như: tố giác về tội phạm, khởi kiện ra Toà án.
Người bị bêu ảnh trên Facebook để đòi nợ có thể tố giác tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền để khởi tố vụ án Hình sự theo căn cứ quy định tại Điều 143 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Người đăng hình ảnh người khác lên mạng xã hội để đòi nợ có thể bị khởi tố hình sự về tội làm nhục người khác với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Theo đó, trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác cũng như thủ tục giải quyết tố giác được quy định tại Điều 145 và Điều 146 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Quy định chi tiết tại Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Ngoài việc tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền, người bị đăng ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm còn có thể gửi đơn kiện đến TAND. Trong đơn khởi kiện cần nêu rõ, quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là quyền hình ảnh, nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện là TAND cấp huyện - nơi người tự ý đăng ảnh lên Facebook, zalo cư trú, làm việc.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn