Cho vay được xem là một trong các hoạt động phổ biến trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, bất cập khi cho vay là đến thời hạn trả nợ nhưng bên vay không trả lại khoản tiền đã vay trước đó. Trong trường hợp này thì bên cho vay có thể khởi kiện vay tiền không trả để đòi lại số tiền đã cho vay trước đó. Vậy kiện vay tiền không trả là gì? Vay tiền không trả bị xử lý như thế nào? Hãy cùng NPlaw tìm hiểu thông qua các nội dung dưới đây.
Hiện nay, vay tiền nhưng không trả xảy ra khá phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có cả khách quan và chủ quan. Do đó, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, bên cho vay có thể khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Thực tiễn tại Tòa án cho thấy số lượng các đơn kiện vay tiền không trả được thụ lý trong thời gian gần đây tăng nhanh. Qua đó ta thấy còn nhiều bất cập xung quanh về việc cho vay như không có hợp đồng cho vay, giấy nợ viết tay,... cần được khắc phục để hạn chế các trường hợp kiện vay tiền không trả.
II. Các quy định liên quan đến kiện vay tiền không trả
Kiện vay tiền không trả là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để đưa vấn đề tranh chấp vay tiền không trả ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết nhằm yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình. Trong đó, vay tiền không trả là khi hết thời hạn cho vay nhưng bên vay không trả lại tiền cho bên cho vay theo thỏa thuận trước đó.
Để khởi kiện vay tiền không trả, người khởi kiện phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục gồm các loại giấy tờ cụ thể như sau:
- Đơn khởi kiện;
- Hợp đồng vay hoặc giấy vay nợ viết tay có chữ ký của bị đơn.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn.
- Căn cước công dân và sổ hộ khẩu.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên thì người khởi kiện đến đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để khởi kiện nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
Đơn khởi kiện vay tiền không trả bao gồm các nội dung dưới đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Thông tin người khởi kiện; người bị kiện; người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có);
- Các nội dung yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Trong các nội dung trong đơn khởi kiện vay tiền không trả thì nội dung về danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện được xem là quan trọng nhất. Bởi các tài liệu, chứng cứ là cơ sở để chứng minh được lợi ích của người khởi kiện bị xâm phạm và giúp cho quá trình giải quyết tại Tòa án được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện. Trường hợp vì lý do nào đó mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì có thể bổ sung trong quá trình giải quyết vụ án.
NPlaw xin phép giải đáp một số thắc mắc thường gặp có liên quan đến kiện vay tiền không trả dưới đây.
Tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định người nào thực hiện một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền đã vay hoặc có khả năng trả nợ nhưng đến hạn lại không trả để chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội theo quy định của pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Như vậy, trường hợp vay tiền dưới 4.000.000 đồng nhưng không trả và thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bên vay có thể khởi kiện vay tiền không trả.
Trường hợp vay tiền không trả do không có điều kiện, khả năng trả nợ và không có dấu hiệu bỏ trốn, chiếm đoạt tài sản thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án dân sự để yêu cầu đòi lại tiền. Trong trường hợp này bên vay có nghĩa vụ phải trả lại toàn bộ số tiền đã vay trước đó cho bên vay.
Trường hợp bên vay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền đã vay hoặc có khả năng trả nợ nhưng đến hạn lại không trả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và sẽ bị phạt tù theo các khung hình phạt tùy vào mức độ của hành vi quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015. Bên cạnh đó, người vay tiền không trả còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nếu bên vay ngoan cố không trả nợ hoặc có những dấu hiệu trốn tránh, rời khỏi nơi cư trú để không trả khoản tiền đã vay,... thì bên cho vay có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan công an để bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để đòi lại số tiền đã cho vay. Như vậy, khởi kiện vay tiền không trả nhưng bên kia ngoan cố không trả thì vẫn có thể đòi lại được nợ.
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 thì trường hợp vay tài sản của người khác hoặc nhận tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả được xem là dấu hiệu của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, nếu đến hạn trả tiền theo hợp đồng vay tài sản mà người vay tiền không trả mặc dù có khả năng trả nợ thì được xem là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trên đây là một số nội dung có liên quan đến kiện vay tiền không trả mà NPLaw đã phân tích cụ thể. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc về một trong số các nội dung trên thì có thể liên hệ ngay với NPlaw để kịp thời được giải đáp. Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm trong nghề thì chúng tôi cam đoan rằng sẽ giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn và sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các vấn đề về kiện vay tiền không trả. Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn