DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẾT HẠN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Dự án đầu tư hết hạn có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư cũng như dự án đầu tư. Để hạn chế các tình huống pháp lý tiêu cực trong trường hợp dự án đầu tư hết hạn, thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng thông tin pháp lý hữu ích liên quan đến dự án đầu tư hết hạn.

I. Hiểu như thế nào về dự án đầu tư hết hạn

Dự án đầu tư hết hạn là dự án mà đã đạt đến thời điểm kết thúc của chu kỳ đầu tư hoặc thời gian dự kiến ban đầu được xác định trước đó. Khi dự án đầu tư hết hạn, các hoạt động đầu tư và các cam kết về tài chính sẽ không còn tiếp tục và dự án sẽ được đánh giá để xem liệu nó đã đạt được mục tiêu ban đầu hay không.

Trong quá trình đầu tư, việc theo dõi và đánh giá dự án khi nó hết hạn là rất quan trọng để đánh giá hiệu suất đầu tư, xác định các kết quả đã đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án tương lai. Đánh giá kết quả của dự án hết hạn cũng có thể giúp xác định liệu nên tiếp tục hoạt động dự án hay kết thúc nó và chuyển sang các hoạt động khác.

II. Quy định pháp luật về dự án đầu tư hết hạn

1. Các trường hợp được coi là dự án đầu tư hết hạn

Theo quy định pháp luật, dự án đầu tư luôn tồn tại một thời hạn hoạt động nhất định. Cụ thể, quy định tại Điều 44 Luật Đầu tư 2020 về thời hạn đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm, đối với dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm và dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm,...và thời hạn này có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn ấn định theo quy định pháp luật. Vậy dự án đầu tư hết thời hạn có thể được hiểu là dự án đầu tư đang vượt qua thời hạn được cho phép thực hiện của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các thủ tục cần làm khi dự án đầu tư hết hạn

- Trường hợp có nhu cầu gia hạn

Theo quy định tại khoản 9 Điều 27 và khoản 2 Điều 55 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gia hạn dự án đầu tư;

Bước 2: Nộp hồ sơ xin gia hạn dự án đầu tư:

-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 55 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP;

-Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP;

-Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét điều kiện gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP để lập báo cáo thẩm định trình cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư;

-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

-Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 55 Nghị định 31/2021/NĐ-CP cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục theo quy định tương ứng tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 55 Nghị định 31/2021/NĐ-CP để gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

- Trường hợp không có nhu cầu gia hạn

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;

Thời hạn để nộp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi dự án đầu tư hết hạn

3. Thời hạn để nộp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi dự án đầu tư hết hạn

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục như sau:

“2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:

b) Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan; ...”

Như vậy, khi dự án hết thời hạn hoạt động mà nhà đầu tư không có nhu cầu gia hạn thì nhà đầu tư phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.

III. Một số thắc mắc liên quan dự án đầu tư hết hạn

1. Có được gia hạn khi dự án đầu tư hết hạn không?

Theo quy định tại Điều 44 Luật Đầu tư 2020 về thời hạn thực hiện dự án như sau:

“1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.

4. Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;

b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam”.

Như vậy, về nguyên tắc, khi dự án đầu tư hết hạn, nếu không thuộc trường hợp sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên hoặc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam thì được xem xét gia hạn.

2. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi dự án đầu tư hết hạn.

Căn cứ Điều 39 Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: 

- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư.

3. Dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động thì nhà đầu tư có được chuyển nhượng dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác không?

Theo Điều 48 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư như sau:

“1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư”.

Theo đó, trường hợp hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư thì hoạt động đầu tư, dự án đầu tư bị chấm dứt.

Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc chuyển nhượng dự án như sau:

“1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này;”

Như vậy, dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động thì nhà đầu tư không được chuyển nhượng dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác.

4. Mức xử phạt khi hết thời hạn hoạt động dự án mà không thông báo với cơ quan đăng ký đầu tư?

Theo Điều 48 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư như sau:

“1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư”.

Theo đó thời hạn hoạt động của dự án hết làm chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư.

Theo điểm đ khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính với hành vi không thông báo chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư như sau:

“2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

đ) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

...

d) Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này”.

Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức, còn đối với cá nhân bằng 1/2 (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP) mức phạt tiền đối với tổ chức, cụ thể số tiền phạt đối với tổ chức là là 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, mức phạt đối với hành vi hết thời hạn hoạt động dự án mà không thông báo với cơ quan đăng ký đầu tư được quy định tùy thuộc vào đối tượng vi phạm như trên.

Dự án đầu tư hết thời hạn hoạt động và nhà đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện nhưng tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường có được gia hạn hay không?

5. Dự án đầu tư hết thời hạn hoạt động và nhà đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện nhưng tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường có được gia hạn hay không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

“4. Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;

b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam”.

Như vậy, đối với dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì sẽ không được gia hạn dù nhà đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan dự án đầu tư hết hạn

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý về dự án đầu tư hết hạn của Quý Khách hàng, Hãng luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, thương mại sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về dự án đầu tư hết hạn. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan