Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Vậy việc ép buộc người khác theo tôn giáo của mình có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Mức phạt tù tối đa khi có hành vi ép buộc người khác theo tôn giáo của mình? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được ép buộc người khác theo tôn giáo của mình. Hành vi ép buộc người khác theo tôn giáo của mình là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 định nghĩa về tôn giáo như sau:
Theo đó, việc ép buộc người khác theo tôn giáo của mình được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác buộc người khác phải thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trái ý muốn của họ.
Theo khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
- Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
Theo đó, việc ép buộc người khác theo tôn giáo của mình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau: "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm."
Theo đó, người nào ép buộc người khác theo tôn giáo của mình nếu đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:
"1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Theo đó, hành vi ép buộc người khác theo tôn giáo của mình đã bị xử phạt nhưng vẫn tiếp diễn sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:
"1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội."
Theo đó, mức phạt tù tối đa khi có hành vi ép buộc người khác theo tôn giáo của mình là 03 năm.
Theo khoản 1 Điều 164 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:
Do đó, hành vi ép vợ theo tôn giáo của mình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về ép buộc người khác theo tôn giáo của mình uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về ép buộc người khác theo tôn giáo của mình. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về ép buộc người khác theo tôn giáo của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn