Giả danh công an bị xử lý như thế nào?

Giả danh công an là phương thức lừa đảo qua điện thoại vô cùng phổ biến hiện nay. Với những thủ đoạn hết sức tinh vi và kĩ năng nắm bắt tâm lý, đã có rất nhiều người dân “sập bẫy” dù đã được cảnh báo rất nhiều. Vậy làm thế nào để nhận biết và phòng tránh các đối tượng này? Người giả danh công an sẽ bị xử lí như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

I. Các thủ đoạn giả danh công an hiện nay

Các đối tượng thường sử dụng một số thủ đoạn giả danh công an như sau:

- Sử dụng các dịch vụ có chức năng giả mạo đầu số, giả mạo số điện thoại, mạo danh một số cơ quan như công an, viện kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân, làm người dân hoang mang, sợ hãi khi bị đe dọa là vi phạm pháp luật sau đó chuyển tiền vào tài khoản mà đối tượng yêu cầu để được xử lí nhẹ nhàng.

- Giả làm công an giao thông thông báo phạt nguội, gây tai nạn bỏ trốn,…liên hệ với nạn nhân để lấy thông tin cá nhân. Sau đó chúng sẽ dùng những thông tin đó làm giả lệnh bắt, khởi tố để đe dọa nạn nhân. Chúng yêu cầu nạn nhân gửi tiền vào một tài khoản để phục vụ công tác điều tra hoặc yêu cầu nạn nhân tự đăng ký 1 tài khoản ngân hàng, chuyển tiền vào tài khoản đó, cung cấp mật khẩu, mã OTP cho chúng để chúng rút tiền trong tài khoản.

- Giả danh là người quen của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo  các cơ quan phụ trách các lĩnh vực trọng yếu: Chúng cung cấp ảnh chụp video với các lãnh đạo (thực chất chỉ là ảnh ghép công nghệ cao) để tạo niềm tin. Sau đó nói rằng có thể chạy việc, chạy án.. cho nạn nhân, nhưng chúng chỉ nhận tiền rồi không trả lại khi không được việc, thậm chí là bỏ trốn.

II. Giả danh công an xử lý như thế nào?

2.1. Trường hợp giả danh công an không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản

Đối tượng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:

Xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.”

Đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật hình sự năm 2015 “Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy, nếu đối tượng giả danh công an không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì tùy vào mức độ phạm tội có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác.

2.2. Trường hợp giả danh công an nhằm chiếm đoạt tài sản

Người giả danh công an nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản  có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo quy định này thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà  người giả danh công an có thể bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị áp dụng hình phạt tù  từ 06 tháng đến chung thân.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

III. Khi phát hiện đối tượng giả danh công an cần làm gì?

Khi phát hiện đối tượng giả danh công an, cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất về sự việc. Cơ quan điều tra hoặc công an sở tại khi nhận được tố cáo hoặc thông báo có người gọi điện tống tiền thì trước hết sẽ áp dụng mọi biện pháp tập trung truy tìm kẻ đã gọi điện thoại, thông báo cho ngân hàng biết để phong tỏa tài khoản của nạn nhân để bảo vệ quyền lợi. 

IV. Dấu hiệu nào để nhận biết đối tượng giả danh công an không?

Một số dấu hiệu nhận biết đối tượng giả danh công an như sau:

  • Trang phục của các đối tượng này sẽ không đồng nhất, phần lớn chúng đều sử dụng thẻ ngành giả, không đeo số hiệu của công an trên người :
  • Chúng thường sử dụng thủ đoạn chung là thông qua mạng viễn thông (gọi điện, nhắn tin), mạng Facebook, zalo,.. để liên lạc với người bị hại.
  • Chúng tự nhận mình là cán bộ công an và Viện kiểm sát nhân dân đang tiến hành điều tra hoặc là cảnh sát giao thông thông báo vi phạm
  • Yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi với bất kì ai
  • Đặc biệt, dù trong trường hợp nào chúng cũng yêu cầu người dân chuyển tiền cho chúng bằng nhiều hình thức.

V. Người dân cần lưu ý những gì để tránh mắc bẫy của các đối tượng giả danh công an?

Để tránh tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều, Bộ công an đã khuyến cáo đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác. Để tránh mắc bẫy của các đối tượng giả danh công an, người dân khi nhân được các cuộc điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ của các cơ quan nhà nước và cơ quan tư pháp, tố tụng để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại,.. thì cần đề cao cảnh giác, tuyệt đối không làm theo. Bởi để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và không yêu cầu người dân cung cấp tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Vì vậy, nếu có bất kì cuộc gọi nào như thế, người dân cần hết sức tỉnh táo và tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, chuyển tiền cho các đối tượng,…


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: Module 'mysqli' already loaded

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: