GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ KINH DOANH SLEEP BOX

Sleep box là gì? Mô hình phòng trọ dạng sleepbox mới nổi những năm gần đây. Hôm nay, hãy cùng NPLaw tìm hiểu mô hình sleep box tại bài viết này.

I. Thực trạng kinh doanh sleep box

Tại Việt Nam, mô hình sleep box đã xuất hiện từ năm 2019, nhưng chỉ thực sự nở rộ trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...

II. Quy định pháp luật về kinh doanh sleep Box

1. Sleep Box là gì?

Sleep box còn gọi là hộp ngủ, là một dạng ký túc xá với các khoang ngủ được xếp chồng lên nhau nhằm tối đa hóa diện tích. Mỗi khoang là một hộp ngủ, có cửa ra vào và được thiết kế vừa vặn cho một người ở.

2. Điều kiện kinh doanh sleep box

Căn cứ Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định điều kiện kinh doanh như sau: 

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

 Điều kiện kinh doanh sleep box

3. Mức xử phạt khi hộp ngủ sleep box không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh

Căn cứ điểm a khoản 4, điểm c khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không đăng ký;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định;

- Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh.

III. Giải đáp một số câu hỏi về kinh doanh sleep box

1. Kinh doanh cho thuê phòng trọ dạng sleep box thì cá nhân cần đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy như thế nào?

Căn cứ dựa theo quy định Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện phòng cháy chữa cháy của phòng trọ dạng Sleep box thì có những yêu cầu cụ thể về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với kinh doanh cho thuê phòng trọ dạng sleep box. Dưới đây là các điều kiện cụ thể:

Hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng: Bố trí sao cho đảm bảo an toàn. Các chất dễ cháy, nổ cần được đặt xa nguồn lửa và nguồn nhiệt. Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

Nội quy: Phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy. Nội quy về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phải tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy định của Bộ Công an.

Giải pháp thoát nạn: Trong tòa nhà, cần có giải pháp thoát nạn hiệu quả. Phải có biện pháp ngăn cháy lan và ngăn khói giữa các khu vực, nhất là giữa khu vực sinh sống và khu vực sản xuất, kinh doanh. Trong tòa nhà phải có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

Duỵ trì và thực hiện: Các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy được đề cập phải được thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Theo đó thì các điều kiện về an toàn về phòng cháy chữa cháy vừa nêu phải được thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động để có thể đảm bảo được an toàn cho người thuê cũng như hạn chế nhất những rủi ro có liên quan đến cháy nổ, bởi những dạng phòng trọ như thế này nếu như có xảy ra các tình trạng cháy nổ thì cũng rất dễ lan nhanh và khó khăn trong công tác cứu nạn cứu hộ. 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Cá nhân kinh doanh loại hình cho thuê phòng trọ theo dạng sleep box, sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải bảo đảm rằng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Những quy định này nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ngăn chặn nguy cơ cháy nổ trong các cơ sở kinh doanh cho thuê phòng trọ theo dạng sleep box.

2. Kinh doanh sleep box cần đăng ký kinh doanh không?

Những hoạt động thương mại đăng ký kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP:

Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Cho thuê phòng trọ dạng sleep box là một hình thức kinh doanh lưu trú và không thuộc bất cứ trường hợp nào được miễn đăng ký kinh doanh nên phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định.

Phân biệt kinh doanh sleep box với kinh doanh phòng trọ

3. Phân biệt kinh doanh sleep box với kinh doanh phòng trọ

Kinh doanh sleep box và kinh doanh phòng trọ là hai mô hình kinh doanh lưu trú khác nhau, có những điểm giống và khác nhau như sau:

-Giống nhau

+ Cả hai mô hình đều cung cấp chỗ ở cho khách hàng.

+ Cả hai mô hình đều yêu cầu người kinh doanh phải có mặt bằng, trang thiết bị, nhân lực và các thủ tục pháp lý cần thiết.

-Khác nhau

+ Không gian: Sleep box có không gian nhỏ, chỉ đủ cho một người ở, trong khi phòng trọ có không gian rộng hơn, có thể ở được từ 2-4 người.

+ Tiện nghi: Sleep box thường được trang bị đầy đủ các tiện nghi cơ bản như giường, tủ, bàn ghế, máy lạnh, wifi,... trong khi phòng trọ có thể được trang bị thêm các tiện nghi khác như bếp nấu, máy giặt,...

+ Đối tượng khách hàng: Sleep box phù hợp với đối tượng khách hàng là người đi làm, sinh viên, người mới đến thành phố,... có nhu cầu lưu trú ngắn hạn, muốn tiết kiệm chi phí. Phòng trọ phù hợp với đối tượng khách hàng là người đi làm, sinh viên, gia đình,... có nhu cầu lưu trú dài hạn.

+ Vị trí: Sleep box thường được đặt ở các khu vực trung tâm thành phố, gần các khu công nghiệp, trường học,... trong khi phòng trọ có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ đầu tư.

4. Không thẩm duyệt PCCC trước khi đưa vào hoạt động sleep box bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Ngoài ra, Buộc thực hiện việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Lưu ý: Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, nếu công trình thuộc đối tượng phải thẩm duyệt PCCC nhưng chưa được thẩm duyệt đã đưa vào hoạt động có thể xử phạt lên đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài kinh doanh sleep box. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về kinh doanh sleep box, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan