Hiện nay, việc kinh doanh bán lẻ rượu đang là một lĩnh vực thu hút nhiều người tham gia. Tuy nhiên, để kinh doanh bán lẻ rượu, các đơn vị cần phải có giấy phép kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc có giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm xã hội của người kinh doanh. Vậy cần lưu ý những gì về giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu?
Nhu cầu cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu hiện nay là rất lớn, do số lượng các đơn vị, cá nhân kinh doanh bán lẻ rượu ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí. Việc cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu không chỉ là để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, mà còn là để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu, ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến rượu như gian lận, buôn lậu, sản xuất và tiêu thụ rượu giả, rượu kém chất lượng, gây hại cho sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu là một giấy phép được cấp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp, cho phép họ thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu. Giấy phép này cho phép họ mua, bán và phân phối rượu đến người tiêu dùng cuối cùng.
Theo quy định Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP), điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu gồm:
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, thương nhân được cấp lại giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.
Theo điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 20 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định “Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.”
Như vậy, thời hạn của Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu là 05 năm.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, một trong những điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu là thương nhân địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng. Theo đó, đối với trường hợp địa điểm kinh doanh lưu động sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP), thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ không cần phải có giấy phép, nhưng họ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.
Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu quy định “Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.”
Như vậy, nếu thương nhân có giấy phép bán buôn rượu và muốn bán lẻ rượu tại địa điểm kinh doanh của mình thì không cần xin thêm Giấy phép bán lẻ rượu.
Thời hạn giấy phép sản xuất kinh doanh rượu cần Việt Nam đối với hộ kinh doanh là 05 năm và được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi cơ sở được cấp giấy phép, 01 bản gửi Sở Công Thương.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn