Pháp luật hiện hành quy định ra sao về vấn đề giải quyết tranh chấp bằng luật trọng tài thương mại? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thương mại. Nếu hai bên trong hợp đồng thương mại đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý trừ một số trường hợp pháp luật quy định. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ làm rõ nội dung này.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc xảy ra các tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Hiện có rất nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp nhưng phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang được xem trọng trên trường quốc tế.
Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài đã phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, do đặc thù của nền kinh tế, chính trị, xã hội nên hình thức này phát triển muộn hơn. Từ năm 1993 đến nay, trước sự đòi hỏi của thực tiễn, ngày 28/4/1993, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 204/1993/TTg về việc thành lập trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). VIAC được ghi nhận là tổ chức phi chính phủ được thành lập bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, số vụ tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài mà tiêu biểu là tại VIAC liên tục tăng, từ 18 vụ/năm (giai đoạn 1993 – 2003) lên 42 vụ/năm (giai đoạn 2004 – 2010). Đội ngũ trọng tài viên không ngừng được mở rộng.
Nhằm loại bỏ các rào cản của pháp luật đối với sự phát triển của trọng tài cũng như để đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng phương thức này ngày càng gia tăng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng luật chơi chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày 25/4/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Tiếp đó, Luật Trọng tài thương mại, được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, khắc phục việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của trọng tài đối với các tranh chấp thương mại, cho phép trọng tài viên là người nước ngoài cũng như nội luật hoá các cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ trọng tài…
Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử.
– Các bên có quyền lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên theo ý chí của mình, không giới hạn về lãnh thổ.
– Nguyên tắc xét xử không công khai, thông tin về tranh chấp của các bên được giữ kín, phần nào giúp các bên giữ được uy tín.
– Trọng tài thương mại được thành lập theo ý chí các bên, xét xử phục vụ mục đích của các bên không nhân danh quyền lực nhà nước.
Tại trọng tài, việc xác định luật áp dụng về tố tụng trọng tài như các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài, vấn đề thời hiệu khởi kiện, thành lập hội đồng trọng tài (chỉ định trọng tài viên, tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên), xét xử trọng tài (thủ tục lấy lời khai, thu thập chứng cứ, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời), thủ tục ra phán quyết, cho đến công nhận và thi hành phán quyết trọng tài… cũng dựa trên 02 nguyên tắc riêng. Cụ thể, một mặt, trọng tài tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc xác định luật áp dụng về tố tụng giải quyết tranh chấp. Mặt khác, trường hợp các bên không thỏa thuận được thì trọng tài sẽ áp dụng các quy tắc tố tụng trọng tài của chính tổ chức trọng tài quy chế đó và phù hợp với pháp luật nước nơi thành lập trọng tài, hay là nơi xét xử trọng tài (Lex Arbitri).
Để xác định lựa chọn các quy tắc tố tụng trọng tài, các bên có thể lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài vụ việc (Ad hoc) hoặc các quy tắc tố tụng của các Tổ chức Trọng tài quy chế (ICC, VIAC rules). Điều V.1.e Công ước New York năm 1958 cũng quy định: “Phán quyết trọng tài vi phạm luật nơi xét xử trọng tài có thể không được công nhận hiệu lực tại các nước thành viên Công ước”.
Như vậy, trong thực tiễn, mỗi tổ chức/trung tâm trọng tài sẽ soạn thảo một bộ quy tắc tố tụng trọng tài riêng để áp dụng. Các quy tắc này phải phù hợp với pháp luật quốc gia nơi thành lập các tổ chức trọng tài. Hiện nay, tại Việt Nam, có khoảng trên 20 tổ chức trọng tài quy chế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các tổ chức trọng tài này có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Mỗi tổ chức trọng tài đều có các quy tắc tố tụng trọng tài riêng tạo thuận lợi cho khách hàng thỏa thuận lựa chọn.
Ví dụ: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), trong bộ quy tắc tố tụng của mình có soạn 01 thỏa thuận trọng tài mẫu, giúp khách hàng lựa chọn trọng tài VIAC và quy tắc tố tụng của VIAC như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Các bên thỏa thuận rằng tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo Thủ tục rút gọn quy định tại Điều 37 của Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC”.
Tóm lại, khi giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, trọng tài sẽ áp dụng luật tố tụng trọng tài của chính các tổ chức trọng tài, trên cơ sở ý chí thỏa thuận lựa chọn của các bên để xác định thẩm quyền của mình và thực hiện các quy trình, thủ tục tố tụng xét xử vụ việc.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
"Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác."
Như vậy, thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài (Khoản 1 Điều 18 Luật Trọng tài Thương mại). Theo đó, một trong các trường hợp làm vô hiệu thỏa thuận trọng tài là các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài quy định tại Điều 2, Luật Trọng tài Thương mại về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.
Thỏa thuận trọng tài sẽ trở nên vô hiệu nếu trong thỏa thuận này quy định những vấn đề nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của trọng tài theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài phải là người đại diện hợp pháp của các bên bao gồm đại diện đương nhiên và đại diện theo ủy quyền. Thỏa thuận trọng tài mà ký kết bởi người không có thẩm quyền thì sẽ vô hiệu.
Thứ ba, người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. Thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, vì vậy chỉ những chủ thể có năng lực hành vi dân sự thì mới thể hiện được ý chí và sự tự nguyện một cách chính xác, đầy đủ nhất. Việc các chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự sẽ dẫn đến vô hiệu thỏa thuận trọng tài.
Thứ tư, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài Thương mại. Nội dung của thỏa thuận trọng tài thì văn bản và các loại hình văn bản khác (thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử...). Không thuộc trường hợp trên thì mọi thỏa thuận đều vô hiệu.
Thứ năm, một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
Thứ sáu, thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
4. Có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và Tòa án trong hợp đồng được không?
Căn cứ Điều 6, Luật trọng tài thương mại 2010, trong trường hợp hai bên có tranh chấp thương mại đã có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng hoặc khi có tranh chấp xảy ra, mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại của NPLaw
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn