Thỏa thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp luật cần đáp ứng điều kiện liên quan đến chủ thể, thẩm quyền của trọng tài và thỏa thuận trọng tài. Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. Theo quy định hiện nay, có 5 nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Phán quyết của Hội đồng trọng tài là chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị. Nhưng có thể yêu cầu hủy phán quyết trọng tài khi có đủ căn cứ cho thấy Hội đồng trọng tài ra phán quyết thuộc trường hợp quy định tại Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010. Vậy giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài như thế nào? NPLaw giải đáp một số câu hỏi liên quan đến giải quyết tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức khá phổ biến tại các quốc gia. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và các hoạt động thương mại đa quốc gia, hình thức trọng tài càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Quy định về giải quyết tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài cũng trở thành nội dung được nhiều chủ thể quan tâm.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010, “thỏa thuận trọng tài” được giải thích như sau: “2. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”
Vậy, thỏa thuận trọng tài là các bên đồng ý giải quyết tranh chấp bằng hình thức Trọng tài.
Theo khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010, một trong các điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài theo quy định pháp luật. Nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án từ chối thụ lý theo quy định tại Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 3, 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP).
Vậy, để đảm bảo hiệu lực pháp lý của thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cần đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Quy định về luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo Điều 14 Luật trọng tài thương mại 2010 như sau:
“1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
Vậy, các bên cần căn cứ theo từng trường hợp cụ thể để xác định luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo quy định trên.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo Điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 gồm:
“1. Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.”
Như vậy, hiện nay có 5 nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Việc xác định Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài phải tuân theo quy định tại Điều 7 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP) như sau:
Quy định về gửi thông báo và trình tự gửi thông báo trong tố tụng trọng tài được nêu tại Điều 12 Luật trọng tài thương mại 2010. Cụ thể như sau:
“1. Các bản giải trình, văn thư giao dịch và tài liệu khác của mỗi bên phải được gửi tới Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài với số bản đủ để mỗi thành viên trong Hội đồng trọng tài có một bản, bên kia một bản và một bản lưu tại Trung tâm trọng tài;
2. Các thông báo, tài liệu mà Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi cho các bên được gửi đến địa chỉ của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉ do các bên thông báo;
3. Các thông báo, tài liệu có thể được Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, telegram, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này;
4. Các thông báo, tài liệu do Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi được coi là đã nhận được vào ngày mà các bên hoặc đại diện của các bên đã nhận hoặc được coi là đã nhận nếu thông báo, tài liệu đó đã được gửi phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
5. Thời hạn nhận thông báo, tài liệu được tính kể từ ngày tiếp theo ngày được coi là đã nhận thông báo, tài liệu. Nếu ngày tiếp theo là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu đã được nhận thì thời hạn này bắt đầu được tính từ ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn này là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu được nhận thì ngày hết hạn sẽ là cuối ngày làm việc đầu tiên tiếp theo.”
Theo Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 3, 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP): “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.”
Vậy, Tòa án vẫn giải quyết tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài nếu thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Theo khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: “5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm”.
Do đó, không thể kháng cáo, kháng nghị phán quyết trọng tài.
Theo khoản 1 Điều 69 Luật trọng tài thương mại 2010 về quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài…”
Vậy, khi có đủ căn cứ cho thấy Hội đồng trọng tài ra phán quyết thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP) thì có thể yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Theo khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
Do đó, tranh chấp phát sinh ngoài phạm vi của thỏa thuận trọng tài thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Các bên có thể khởi kiện tại Tòa án để giải quyết các tranh chấp này.
Các tranh chấp tại trọng tài là rất phức tạp và yêu cầu các bên đương sự phải am hiểu kiến thức pháp luật và quy trình tố tụng trọng tài. Để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, doanh nghiệp nên nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của luật sư trong các vụ tranh chấp.
NPLaw cung cấp dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài uy tín, chuyên nghiệp. Quý khách hàng vui lòng liên hệ NPLaw để được hướng dẫn và hỗ trợ theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn