Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là một trong những tranh chấp phát sinh phổ biến trong xã hội. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán nhà.
Hiện nay, các vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự nói chung và tranh chấp hợp đồng mua bán nhà nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng. Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là một trong những tranh chấp phát sinh phổ biến trong xã hội.Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Hợp đồng mua bán nhà là hợp đồng chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản từ phía người bán cho người mua. Trong quan hệ giao dịch mua bán này, người bán nhà có trách nhiệm chuyển giao nhà và quyền sở hữu ngôi nhà hợp pháp đó cho người mua, người mua sẽ thực hiện thanh toán tiền cho bên bán theo thỏa thuận.
Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là việc các bên trong hợp đồng có xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà.
Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán nhà thường gặp như: Mua bán nhà bằng hợp đồng viết tay/hợp đồng miệng; Hợp đồng mua bán sử dụng nhà không được công chứng chứng thực; Một bên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nhà;…
Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là tranh chấp dân sự. Vì vậy, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn các phương thức sau đây để giải quyết tranh chấp:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thì tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là tranh chấp về hợp đồng dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối với những tranh chấp về dân sự là tranh chấp về hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.
Theo điểm b khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự 2015 thì nhà là bất động sản. Do đó, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Theo điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp, yêu cầu mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Nộp đơn khởi kiện:
+ Căn cứ khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thành phố:
+ Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (theo điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
+ Hình thức nộp: Người khởi kiện có thể nộp theo các hình thức sau:
- Tòa án thụ lý:
Tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thụ lý vụ án thì:
- Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm:
+ Theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
+ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tổ chức hòa giải, nếu các bên hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).
+ Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.
Tại Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:
+ Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
+ Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
Theo Điều 206 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải như sau:
+ Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
+ Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Theo Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:
+ Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
+ Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
+ Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Theo đó, không phải tranh chấp hợp đồng mua bán nhà nào cũng bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Nếu vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà thuộc các trường hợp những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được nêu trên thì sẽ không tiến hành hòa giải.
Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án như sau:
- Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
- Căn cứ khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thành phố:
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (theo điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Vấn đề tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là một vấn đề tương đối phức tạp. Vì vậy, nếu quý khách hàng đang gặp vấn đề về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, bạn có thể liên hệ đến NPlaw. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về tranh chấp hợp đồng mua bán uy tín. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn.
Trên đây là tư vấn của NPLaw về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Quý Khách hàng khi có bất cứ thắc mắc hay vấn đề pháp lý nói chung và về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, vui lòng liên hệ thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn