Giải quyết tranh chấp hợp đồng mượn tiền như thế nào cho đúng luật?

Vay, mượn tiền là giao dịch diễn ra rất phổ biến hiện nay. Vậy, Hợp đồng mượn tiền được quy định như thế nào? Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mượn tiền hiện nay? NPLaw sẽ phân tích một số quy định về tranh chấp hợp đồng mượn tiền trong bài viết dưới đây.

I. Thực trạng tranh chấp hợp đồng mượn tiền

Hợp đồng mượn tiền là một hợp đồng dân sự. Trong thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm “mượn tiền” và “vay tiền” với nhau. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì đây là hai loại giao dịch riêng, có đặc điểm và quy định khác nhau. Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng mượn tiền, các bên cần nắm một số quy định liên quan đến loại hợp đồng này.

II. Quy định về tranh chấp hợp đồng mượn tiền

1. Tranh chấp hợp đồng mượn tiền là gì?

Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, tài sản gồm: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

Theo quy định pháp luật, “mượn tiền” chính là “mượn tài sản” được nêu tại Điều 494 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, bên mượn tiền phải trả lại đúng các tờ tiền đã nhận (về cả số seri, năm phát hành). Tuy nhiên, trong đời sống thực tế rất ít xảy ra trường hợp “mượn tiền” như trên. Mọi người thường sử dụng cụm từ “hợp đồng mượn tiền” để nói đến “hợp đồng vay tiền không lãi suất”.

Theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy, hợp đồng mượn tiền trong trường hợp này là một dạng hợp đồng vay không có lãi suất.

Từ phân tích trên, có thể hiểu tranh chấp hợp đồng mượn tiền là những mâu thuẫn, xung đột giữa các bên liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mượn tiền. Một hoặc các bên cho rằng hành vi của một bên đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, do đó phát sinh tranh chấp về hợp đồng mượn tiền. 

2. Các tranh chấp trong hợp đồng mượn tiền thường gặp

Vụ việc tranh chấp liên quan đến hợp đồng mượn tiền có thể có mức độ từ đơn giản cho đến phức tạp. Một số tranh chấp thường gặp như:

  • Bên mượn tiền không trả tiền đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng;
  • Bên mượn tiền sử dụng số tiền đã mượn với mục đích khác với thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Bên cho mượn tiền không đưa đầy đủ, đúng số tiền đã thỏa thuận cho bên mượn.
  • Bên cho mượn yêu cầu bên mượn trả lại số tiền đã mượn trước thời hạn thỏa thuận theo hợp đồng.

III. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mượn tiền

Để giải quyết tranh chấp hợp đồng mượn tiền, các bên nên ưu tiên phương thức hòa giải, thương lượng, đàm phán. Trong trường hợp các bên không thể hòa giải được thì một trong các bên có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài (trong trường hợp các bên có thỏa thuận Trọng tài trong hợp đồng) như sau: 

- Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; hoặc 

- Yêu cầu Trọng tài giải quyết trong trường hợp đáp ứng điều kiện về chủ thể, thẩm quyền giải quyết của Trọng tài, thỏa thuận trọng tài theo Luật trọng tài thương mại 2010.

IV. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mượn tiền

1. Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Tòa án:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi hồ sơ qua bưu điện;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Xem xét đơn khởi kiện

Trong giai đoạn này, Thẩm phán được Tòa án phân công tiến hành xem xét đơn và đưa ra một trong các quyết định:

  • Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Thụ lý vụ án;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;
  • Trả lại đơn khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 4: Thụ lý đơn khởi kiện

  • Trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết và làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán thụ lý đơn khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn này sẽ tiến hành một số công việc như:

  • Lập hồ sơ vụ án;
  • Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
  • Làm rõ tình tiết khách quan của vụ án;
  • Xác minh, thu thập chứng cứ;
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

2. Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trọng tài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.

Bước 2: Nộp Đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ

  • Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Trung tâm trọng tài.
  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện và chứng cứ của Nguyên đơn, Bị đơn gửi bản tự bảo vệ đến Trung tâm trọng tài.

Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài

Các bên tiến hành chọn trọng tài viên hoặc yêu cầu trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên theo quy định tại Điều 40, Điều 41 (hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP) Luật trọng tài thương mại 2010.

Bước 4: Hội đồng trọng tài Nghiên cứu hồ sơ do các bên cung cấp

Bước 5: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

Bước 6: Hội đồng trọng tài ban hành Phán quyết trọng tài.

V. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng mượn tiền

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng mượn tiền; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ việc tranh chấp.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp