NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Chủ thể chủ yếu của nền kinh tế thị trường chính là các doanh nghiệp. Hiểu biết pháp luật khi thành lập, thay đổi, sát nhập hay giải thể luôn là nhưng nội dụng được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm. Bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp các thông tin về giải thể doanh nghiệp hiện nay.

Những thông tin cần biết về giải thể doanh nghiệp

Hiện nay, tình trạng khủng hoảng kinh tế sâu và rộng trên toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, số lượng doanh nghiệp giải thể ngày càng tăng. Vì vậy, NPLaw xin phép đến Quý khách hàng cái nhìn toàn diện về mặt pháp lý của giải thể doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam.

Những thông tin cần lưu ý về vấn đề giải thể của doanh nghiệp.-giải thể doanh nghiêp-nplaw.vn

Những thông tin cần lưu ý về vấn đề giải thể của doanh nghiệp.

Giải thể là gì?

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh khi thấy sự tồn tại của doanh nghiệp không còn cần thiết hoặc bị giải thể theo quy định pháp luật.

Nghĩa là bản thân doanh nghiệp có thể tự mình quyết định việc giải thể doanh nghiệp hoặc bị buộc phải tiến hành giải thể theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi vi phạm một trong các quy định của pháp luật.

Các đặc điểm và nguyên nhân thường gặp

Thứ nhất, nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp rất đa dạng, song về cơ bản xuất phát từ việc lợi nhuận không cao, công ty kinh doanh lỗ, mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp dẫn đến các chủ doanh nghiệp tự quyết định giải thể doanh nghiệp.

Dù vì lý do gì thì đây luôn là vấn đề không mong muốn của doanh nghiệp.-giải thể doanh nghiêp-nplaw.vn

Dù vì lý do gì thì đây luôn là vấn đề không mong muốn của doanh nghiệp.

Thứ hai, một doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi doanh nghiệp đó bảo đảm và thực sự thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hết mọi hợp đồng đã ký kết. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp giải thể trước khi tiến hành chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường phải hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ phát sinh đối với người lao động, thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ phát sinh khác từ giao dịch với bên thứ ba.

Thứ ba, giải thể doanh nghiệp sẽ dẫn tới việc loại trừ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp.

Thứ tư, giải thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính chất hành chính do cơ quan hành chính chấp thuận trong quá trình giám sát việc giải thể doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động chấm thuận này suy cho cùng chỉ là để đảm bảo lợi ích của các chủ nợ.

Thứ năm, giải thể doanh nghiệp không đặt ra vấn đề hạn chế, cấm đảm đương chức vụ điều hành doanh nghiệp hoặc cấm thực hiện một số hoạt động kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm điều hành, quản lý doanh nghiệp.

Các trường hợp thực hiện hình thức giải thể

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:

  1. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  2. Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  3. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
  5. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Các nội dung trên sẽ giúp phần nào khách hàng hiểu thêm về khái niệm, đặc điểm và các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trên thực tế, việc tiến hành giải thể doanh nghiệp không hề đơn giản và tốn rất nhiều thời gian, công sức.

Nắm rõ các thông tin trên sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu thêm về hình thức này.-giải thể doanh nghiêp-nplaw.vn

Nắm rõ các thông tin trên sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu thêm về hình thức này.

Để chấm dứt sự tồn tại tư cách pháp lý của doanh nghiệp, tránh rủi ro về sau cho doanh nghiệp, quý khách hàng nên tìm một hãng luật uy tín để giúp khách hàng tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, và chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi làm được điều đó cho Khách hàng. Vui lòng liên hệ ngay NPLaw để được hướng dẫn theo cụ thể và hiệu quả.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú

Địa chỉ: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỄ DÀNG HƠN CÙNG NPLAW

    THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỄ DÀNG HƠN CÙNG NPLAW

    Mục lục Ẩn I. Tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam 1.1 Thành lập doanh nghiệp là gì? 1.2 Loại hình doanh nghiệp 1.3 Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp 1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 1.5 Vốn điều lệ...
    Đọc tiếp
  • KHI NÀO CẦN THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH?

    KHI NÀO CẦN THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH?

    Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đôi lúc doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thay đổi một số một dung đăng ký doanh nghiệp. Vậy trường hợp nào cần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền, trường...
    Đọc tiếp
  • MỸ PHẨM KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

    MỸ PHẨM KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hiện nay II. Quy định pháp luật về mỹ phẩm không rõ nguồn gốc 1. Hiểu thế nào về mỹ phẩm không rõ nguồn gốc 2. Kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc bị xử...
    Đọc tiếp
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Mục lục Ẩn I. Tìm hiểu về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1. Thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? 2. Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư hoạt động tại Việt...
    Đọc tiếp