Giao kết hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh cần lưu ý gì?

Hiện nay nhu cầu may mặc ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của hoạt động gia công may mặc. Các bên tiến hành gia công may mặc thường thỏa thuận bằng hợp đồng, trong đó nhiều trường hợp chủ thể là người nước ngoài nên ngôn ngữ của hợp đồng có thể bằng tiếng Anh. 

Hình ảnh hợp đồng gia công may mặc

Vậy giao kết hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh cần lưu ý gì? Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng. 

I. Tìm hiểu về hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh

Hợp đồng gia công là một trong những hợp đồng phổ biến hiện nay. Không chỉ ký kết giữa các thương nhân trong nước mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng có nhu cầu ký hợp đồng gia công may mặc tại Việt Nam. Để thuận tiện nhất, các bên sẽ ký kết hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh.

Hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh chịu sự điều chỉnh của các quy định Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng nói chung và Luật Thương mại 2005 về hợp đồng gia công trong thương mại. Trong hai luật này, không thấy có quy định nào quy định về ngôn ngữ hợp đồng hoặc yêu cầu hợp đồng, giao dịch phải bằng tiếng Việt.

Như vậy theo nguyên tắc trong dân sự “các bên được làm những gì pháp luật không cấm” và tự do thỏa thuận trong thương mại thì trong các hợp đồng nói chung, các bên được tự do lựa chọn ngôn ngữ ký kết và diễn đạt thỏa thuận.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh

1. Thế nào là hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh

Căn cứ theo điều  Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gia công: “Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công”.

Như vậy, có thể hiểu:  Hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh là sự thỏa thuận giữa các bên bằng ngôn ngữ tiếng Anh, trong đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

2. Điều kiện có hiệu lực hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh

Do hợp đồng gia công may mặc bằng Tiếng Anh là một dạng của giao dịch dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 nên điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng chính là điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực.

Theo đó, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là:

  • Các bên tham gia hợp đồng: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp với loại hợp đồng được xác lập và hoàn toàn tự nguyện. 
  • Mục đích, nội dung giao kết hợp đồng: Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của hợp đồng: Nếu pháp luật yêu cầu hình thức của hợp đồng là điều kiện để hợp đồng đó có hiệu lực thì các bên trong hợp đồng phải tuân theo quy định đó. Ví dụ đối với hợp đồng gia công trong thương mại phải phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 179 Luật Thương mại 2005). 

3. Các trường hợp hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh bị vô hiệu

Các trường hợp hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh bị vô hiệu được quy định cụ thể theo Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015. Một số trường hợp phổ biến mà hợp đồng vô hiệu, đó là:

- Hợp đồng có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

- Hợp đồng được xác lập do giả tạo, nhằm che giấu một hợp đồng khác. 

- Hợp đồng được lập bởi người chưa thành niên (dưới 18 tuổi), người mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và đã được người có quyền, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Toà án tuyên vô hiệu.

Hình ảnh hợp đồng gia công 

- Hợp đồng được lập do nhầm lẫn. Một bên trong hợp đồng vì nhầm lẫn mà mục đích giao kết hợp đồng không thực hiện được thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên vô hiệu.

- Hợp đồng được lập do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

- Hợp đồng do người không nhận thức, làm chủ hành vi của mình thực hiện. 

- Hợp đồng được lập nhưng không tuân thủ quy định về hình thức có hiệu lực của pháp luật.

- Đối tượng của hợp đồng không thực hiện được. Trong đó, một bên biết/phải biết về việc này nhưng không thông báo cho bên kia khiến bên kia chấp nhận giao kết hợp đồng. Ngoài việc hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì bên kia còn có thể phải bồi thường thiệt hại.

Lưu ý: Ngôn ngữ hợp đồng không phải là một trong những điều kiện của hợp đồng lao động nên việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong hợp đồng lao động không phải là căn cứ để dẫn đến hợp đồng lao động vô hiệu. Như vậy, nếu hợp đồng lao động đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật thì có thể hiện bằng tiếng Anh vẫn có hiệu lực pháp luật.

III. Một số thắc mắc về hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh

1. Có được lựa chọn pháp luật giải quyết tranh chấp trong hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh không?

Trong hợp đồng gia công may mặc, các bên có thể thêm một điều khoản gọi là “Governing Law” (Pháp luật áp dụng) để xác định hệ thống pháp lý nào sẽ được áp dụng nếu có tranh chấp phát sinh. Điều này giúp các bên rõ ràng về các quy định pháp lý và quyền lợi của mình, giảm thiểu sự không chắc chắn khi xảy ra mâu thuẫn.

Hình ảnh hợp đồng bằng tiếng Anh

Như vậy, các bên có được lựa chọn pháp luật giải quyết tranh chấp trong hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh. 

2. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh

Khi soạn thảo hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh, có một số lưu ý quan trọng mà các bên cần chú ý để đảm bảo hợp đồng rõ ràng, công bằng và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:

  • Xác định rõ các bên tham gia hợp đồng: Đảm bảo các bên tham gia được xác định rõ ràng trong hợp đồng, bao gồm tên công ty, địa chỉ, và thông tin liên hệ chính thức. Điều này giúp tránh nhầm lẫn hoặc tranh chấp về danh tính các bên khi có sự cố xảy ra.
  • Mô tả chi tiết sản phẩm và yêu cầu gia công: Các yêu cầu về sản phẩm cần được mô tả chi tiết, bao gồm kiểu dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, và các yếu tố thiết kế khác. Điều này giúp tránh các tranh chấp về chất lượng và yêu cầu gia công.
  • Thỏa thuận cụ thể về giá cả, thanh toán và các điều kiện tài chính: Cần làm rõ giá cả của từng đơn hàng và các phương thức thanh toán. Các bên cần xác định chi tiết về thời gian thanh toán, khoản đặt cọc, và các điều kiện thanh toán (theo từng giai đoạn sản xuất, hoặc thanh toán theo hóa đơn giao hàng).
  • Điều khoản bảo mật thông tin và sở hữu trí tuệ: Nếu hợp đồng liên quan đến các thiết kế kiểu dáng công nghiệp, sáng chế hoặc thông tin bí mật kinh doanh, cần phải có điều khoản bảo mật và quy định rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ 
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp: Một trong những yếu tố quan trọng khi ký kết hợp đồng là phải xác định rõ cách thức giải quyết tranh chấp. Các bên có thể lựa chọn trọng tài hoặc tòa án để giải quyết nếu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra.

Tom lại, khi soạn thảo hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh, các bên cần đặc biệt chú ý đến việc quy định rõ ràng các điều khoản về sản phẩm, giá cả, thời gian giao hàng, bảo mật thông tin, sở hữu trí tuệ, và cách thức giải quyết tranh chấp. Việc làm rõ các điều kiện trong hợp đồng không chỉ giúp các bên tránh được các rủi ro pháp lý mà còn đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình thực hiện hợp đồng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng gia công may mặc bằng tiếng Anh. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan