Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh loại giấy chứng nhận này.
Bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chính là sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về y tế đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.
Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Theo đó hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực (trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Mức xử phạt này áp dụng đối với trường hợp tổ chức vi phạm (Những trường hợp nào được xem là tổ chức, xem thêm quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP), nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ là 1/2 (điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010, hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
Theo đó, Công văn 5845/BCT-KHCN về việc hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm hướng dẫn về giấy xác nhận đủ sức khỏe và giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm tại điểm 7 và điểm 11 như sau:
Quy định về khám sức khỏe: theo quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 “Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định”. Vì vậy, yêu cầu “xét nghiệm phân” sẽ do cơ quan y tế quyết định phụ thuộc vào mùa dịch, vùng dịch.Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật an toàn Thực phẩm 2010 thì trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 Luật an toàn thực phẩm 2010.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm (Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 1, Điểm 2 và Điểm 4 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013)
Điểm g khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau: “Nhà hàng trong khách sạn”.Theo quy định trên thì nhà hàng trong khách sạn sẽ không yêu cầu có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Điểm e khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: “Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm”.
Vậy nên công ty sản xuất bao bì thực phẩm không cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong thực hiện giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.
NPLaw tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn