An toàn thực phẩm là một vấn đề quen thuộc với cả người tiêu dùng lẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Việc cung cấp nguồn thực phẩm an toàn là điều vô cùng cần thiết, vì thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn quyết định sự phát triển toàn diện của con người. Khi thực phẩm được đảm bảo an toàn, sức khỏe người tiêu dùng cũng được bảo vệ tốt hơn. Để đạt được điều này, một hệ thống tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm là rất cần thiết. Khi các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, họ được công nhận là những đơn vị có quy trình quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm hiệu quả. Điều này không chỉ giúp họ cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng mà còn xây dựng lòng tin và nâng cao giá trị thương hiệu. Tóm lại, giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm không chỉ quan trọng đối với người tiêu dùng mà còn là một tiêu chí đánh giá giá trị sản phẩm của các cơ sở kinh doanh.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thật sự cần thiết
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được hiểu là nguồn văn bản chứng nhận một tổ chức, doanh nghiệp đã thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quy định. Hệ thống này thường dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 22000, có tên đầy đủ tiếng anh là Food safety management systems - Requirement for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm) hoặc HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), nhằm đảm bảo rằng sản phẩm thực phẩm được sản xuất, chế biến, và phân phối một cách an toàn cho người tiêu dùng. Giấy chứng nhận này thường được cấp bởi các tổ chức chứng nhận độc lập và có uy tín, thể hiện rằng doanh nghiệp đã tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng. Khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có giấy chứng nhận này giúp tăng cường lòng tin của người tiêu dùng, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Các cơ sở pháp lý các bạn đọc có thể tham khảo để được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện nay:
Luật An toàn thực phẩm 2010, quy định về quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm, Thông tư 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Tiêu chuẩn ISO 22000 tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà nhiều tổ chức áp dụng. Các tổ chức chứng nhận thường căn cứ vào tiêu chuẩn này để cấp giấy chứng nhận.
Tiêu chuẩn HACCP: Là hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn, được yêu cầu trong nhiều lĩnh vực thực phẩm và là một phần của tiêu chuẩn ISO 22000.
Bên cạnh đó là các quy định chi tiết khác, dựa theo loại hình sản xuất, chế biến thực phẩm, có thể có các quy định riêng biệt liên quan đến từng loại sản phẩm: thực phẩm chức năng, chế biến sẵn, thực phẩm tươi sống,...
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng giúp đánh giá khả năng cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng cho thị trường và người tiêu dùng. Để đạt được chứng nhận này, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phải tuân thủ những điều kiện nhất định. Dưới đây, NPLaw sẽ trình bày các yêu cầu cần thiết để được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Xây dựng áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACPP trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quá trình triển khai và áp dụng tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nhân sự, số lượng phòng ban, văn phòng cũng như sản phẩm cụ thể là gì. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngay từ đầu phải có kế hoạch cùng chương trình xây dựng cùng áp dụng tiêu chuẩn dành riêng cho doanh nghiệp mình.
- Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực hiện phân tích mối nguy và thiết lập các biện pháp kiểm soát để đảm bảo sản phẩm an toàn trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ liên quan đến quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng, kiểm soát mối nguy và các hoạt động khác liên quan đến an toàn thực phẩm.
- Định kỳ doanh nghiệp cần thực hiện các kiểm tra, đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống vẫn hoạt động hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra.
- Doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm phải trải qua quá trình đánh giá và chứng nhận từ tổ chức chứng nhận độc lập và uy tín, xác nhận rằng hệ thống quản lý đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến an toàn thực phẩm, bao gồm các quy định của pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế.
Do đó, nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện này, sẽ có khả năng cao để nhận được Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Việc cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm không phải là một điều đơn giản và dễ thực hiện mà phải thực hiện theo một thủ tục nhất định, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc xin cấp giấy chứng nhận này. Sau đây là tóm lược về thủ tục này mà NPLaw cung cấp đến bạn đọc.
- Chuẩn bị và nộp hồ sơ, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu liên quan để chứng minh rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đã được thiết lập và thực hiện đúng cách. Gửi hồ sơ đến tổ chức chứng nhận được công nhận. Hồ sơ này thường bao gồm cả đơn xin cấp giấy chứng nhận.
- Đánh giá sơ bộ, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá sơ bộ để xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Cơ quan chứng nhận phân công các chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng để đánh giá tình trạng thực tế của hồ sơ. Mục đích là để phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống trong thực tế. Sau khi kiểm tra, đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra những vướng mắc về tài liệu và áp dụng thực tiễn cần được khắc phục để doanh nghiệp có thể sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ đóng vai trò chuẩn bị cho bước đánh giá cuối cùng.
- Đánh giá chính thức, sau khi hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý. Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra, thẩm định tại hiện trường. Xem lại sự phù hợp của hồ sơ với thực tế, đề nghị điều chỉnh các điều không phù hợp. Trong quá trình thử nghiệm chứng nhận trong lĩnh vực này, hiệu quả của hệ thống sẽ được xác định. Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của quy trình chương trình . Kết thúc công tác kiểm tra thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức họp kết thúc. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội bình luận về những gì kiểm toán đã tìm thấy.
- Cấp giấy chứng nhận, nếu hệ thống quản lý đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Giám sát định kỳ, doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ giám sát định kỳ để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận.
Hồ sơ cần có cho quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm gồm có:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận: Bao gồm thông tin về doanh nghiệp, loại hình sản xuất và yêu cầu cấp giấy
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Công bố chất lượng sản phẩm;
- Hợp đồng lao động và các giấy tờ tương đương;
- Hợp đồng thuê hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
- Các giấy tờ, tài liệu khác tùy vào tổ chức cấp chứng chỉ.
Tóm lại, để xin được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phải thực hiện đầy đủ các thủ tục và chuẩn bị hồ sơ một cách kỹ lưỡng để đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận diễn ra thuận lợi.
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đây là tiêu chuẩn được xây dựng tự nguyện và chỉ tập trung vào quản lý; kiểm soát các vấn đề an toàn thực phẩm trong tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, mà chuỗi cơ sở bán lẻ thực phẩm vẫn có thể được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để được cấp chứng nhận này, các cơ sở trong chuỗi phải đáp ứng các yêu cầu và điều kiện nhất định đã được phân tích ở các mục trên.
Bên cạnh đó, theo điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm, cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: cơ sở đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc các loại giấy chứng nhận tương đương còn hiệu lực.
Do đó, nếu tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thì các tổ chức, doanh nghiệp hay đơn vị đó sẽ không cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP, ISO 22000, FSSC 22000…) sẽ do các tổ chức chứng nhận cấp. Các tổ chức này có đủ năng lực cấp chứng chỉ chứng nhận có công nhận quốc tế và được thừa nhận tại Việt Nam. Có thể kể đến một số cơ quan sau:
Các cơ quan nhà nước như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể tham gia vào việc cấp hoặc công nhận các tổ chức chứng nhận.
Tổ chức chứng nhận: Các tổ chức chứng nhận độc lập (như SGS, Intertek, TUV Rheinland, Bureau Veritas,...) thực hiện đánh giá và cấp giấy chứng nhận theo các tiêu chuẩn như ISO 22000 hoặc HACCP.
Các tổ chức này thực hiện kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận theo quy trình đã được công nhận.
Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn tổ chức chứng nhận uy tín và có thẩm quyền để đảm bảo tính hợp pháp và giá trị của Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Thông thường giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm liên quan đến tiêu chuẩn ISO 22000. ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo rằng các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm có thể cung cấp sản phẩm an toàn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Giấy chứng nhận ISO 22000 chứng minh rằng tổ chức đã thiết lập một hệ thống quản lý hiệu quả, bao gồm các quy trình kiểm soát nguy cơ an toàn thực phẩm, và tuân thủ các quy định liên quan. Tuy nhiên, không phải tất cả các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đều phải dựa trên ISO 22000; còn có các tiêu chuẩn khác như HACCP, tuy nhiên ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất.
Chứng nhận ISO 22000
Theo đó thì tiêu chuẩn ISO 22000: 2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng theo cấu trúc mức cao (HLS) nhằm dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001, ...) đang áp dụng rộng rãi và đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, được ban hành vào ngày 19/06/2018 bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, thay thế cho phiên bản ISO 22000:2005. Đây là tiêu chuẩn mới nhất quy định cụ thể các yêu cầu cơ bản cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FMS). Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có thời hạn thông thường là 3 năm kể từ ngày ban hành. Sau khi chứng chỉ ISO 22000:2018 hết thời hạn, tổ chức cần tiến hành đánh giá Tái chứng nhận để được ban hành chứng chỉ mới gia hạn cho 3 năm tiếp theo.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất nhé.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn