Hiện nay, nhu cầu lưu hành hàng hóa ngày càng tăng, phổ biến hơn trong và ngoài nước. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy chứng nhận lưu hành và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy chứng nhận lưu hành như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
I. Nhu cầu xin giấy chứng nhận lưu hành hiện nay
Nhu cầu xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Song song với đó, các doanh nghiệp đang có nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa cần có giấy chứng nhận lưu hành như một tấm giấy thông quan cho các sản phẩm của mình.
.jpg)
II. Các quy định liên quan đến giấy chứng nhận lưu hành
1. Giấy chứng nhận lưu hành là gì?
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
.jpg)
2. Điều kiện đượ c cấp Giấy chứng nhận lưu hành
Các sản phẩm, hàng hóa muốn được lưu hành tự do tại nước xuất khẩu hoặc xuất khẩu ra nước ngoài (hay được cấp giấy phép CFS) phải đáp ứng được các điều kiện:
- Hoàn thiện thủ tục xin cấp CFS - chứng nhận lưu hành tự do;
- Đã công bố tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa theo quy định pháp luật hiện hành;
- Có chứng nhận ISO (ISO 22000, ISO 9001…) phù hợp với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.
3. Thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành
a) Hiện nay hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP gồm:
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mẫu đơn đề nghị cấp CFS quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
b)Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đầy đủ như nêu trên trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS.
Bước 2: Nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận CFS:
- Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Ngoài ra trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.
III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến giấy chứng nhận lưu hành
1. Giấy chứng nhậ n lưu hành bị thu hồi trong trường hợp nào?
Giấy chứng nhận lưu hành có thể bị thu hồi trong trường hợp sau:
- Thời hạn sử dụng giấy chứng nhận đã hết hạn.
- Có sự cố trong quá trình in ấn hoặc phát hành giấy chứng nhận gây ra sự không chính xác hoặc giả mạo.
- Giấy chứng nhận được sử dụng sai mục đích hoặc vi phạm quy định của cơ quan chức năng.
- Có thông tin hoặc dấu hiệu biểu hiện cho thấy việc sử dụng giấy chứng nhận có thể gây nguy hại đến an ninh, trật tự công cộng hoặc làm lãng phí tài nguyên.
- Cơ quan chức năng quyết định thu hồi giấy chứng nhận để bảo đảm công bằng, minh bạch và chấp hành đúng tư tưởng của pháp luật.
-
2. Giấy chứng nhận lưu hành cấp trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về CFS đối với hàng hóa xuất khẩu:
“e) Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.
…”
Như vậy, thời hạn cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu là không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
Lưu ý: Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), cơ quan cấp CFS phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến giấy chứng nhận lưu hành
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy chứng nhận lưu hành. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn