Cho thuê lại hợp đồng lao động là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện nay. Khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện và đặc biệt cần phải được cấp giấy phép cho thuê lại hợp đồng lao động bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là một văn bản quan trọng để đảm bảo việc hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Vai trò của giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm:
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là một văn bản do cơ quan quản lý lao động cấp cho các tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp để chúng có quyền hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lao động. Đây là một điều kiện cần để hoạt động hợp pháp và tuân thủ pháp luật trong quá trình cung cấp lao động cho các đối tác.
Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).”
Như vậy, hoạt động cho thuê lại lao động sẽ được cấp giấy phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện trên.
a) Hồ sơ xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Căn cứ Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
b) Quy trình xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Căn cứ Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 về nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
Như vậy, cho thuê lại lao động là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải đăng ký giấy phép kinh doanh, thời gian cho thuê lại đối với người lao động chỉ giới hạn tối đa 12 tháng và khi thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê phải tuân thủ một số nguyên tắc do luật quy định.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động cụ thể như sau:
“Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
b) Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực;
c) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
d) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập;
đ) Chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác;
e) Sử dụng lao động thuê lại nhưng không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
g) Sử dụng lao động thuê lại không thuộc một trong các trường hợp sau: đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
…”
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, bên thuê lại lao động khi ký hợp đồng thuê lại lao động với bên cho thuê lại không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 80 - 100 triệu đồng (mức phạt tổ chức).
Doanh nghiệp không được cấp giấy hoạt động cho thuê lại lao động nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Không bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động;
Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép vì những lý do tại các điểm d, đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.
Căn cứ Khoản 3 Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“3. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.”
Theo đó, giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn