GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA

Hoạt động du lịch tại Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển. Với lượng khách du lịch nội địa đang có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng sau đại dịch Covid 19. Dịch vụ du lịch là một trong những ngành kinh tế đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước. Với chiều dài lịch sử dân tộc nhiều bản sắc, kỳ quan thiên nhiên đa dạng và con người luôn hiếu khách, thân thiện, các danh lam thắng cảnh, địa danh nổi tiếng trên cả nước đã thu hút hàng triệu lượt khách đến du lịch mỗi năm thông qua các công ty du lịch được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Sau đây NPLaw xin chia sẻ với quý bạn đọc về các thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Các nội dung về Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Hoạt động du lịch ngày nay tại Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng gia tăng số lượng khách du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa phải hoạt động ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả. 

Các nội dung về Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành

Kinh doanh dịch vụ lữ hành được định nghĩa theo Luật du lịch năm 2017 là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Trong đó, chương trình du lịch được hiểu là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. 

Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành được chia thành kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Việc kinh doanh dịch vụ lữ hành phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào từng loại dịch vụ mà có các điều kiện khác nhau. Đối với hoạt động dịch vụ du lịch trong nước thì để được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện sau:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; 

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng; với mức ký quỹ là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng theo Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 168/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ được áp dụng lại theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Trong thời gian đại dịch Covid 19 diễn ra, hoạt động du lịch gần như bị đóng băng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đều rơi vào tình trạng khủng hoảng, có một số doanh nghiệp hiện đang âm vốn chủ sở hữu. Chính vì thế, nhằm giúp cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đã giảm mức ký quỹ để hỗ trợ kinh phí khơi thông lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp. 

     Khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành

Nhìn chung thì các điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa không quá phức tạp, khó khăn đối với doanh nghiệp và với mức ký quỹ như hiện nay cũng là mức ký quỹ phù hợp mà các doanh nghiệp có thể đáp ứng được. Trong thời điểm hiện nay khi đại dịch Covid 19 được kiểm soát và các hoạt động du lịch được nối lại, mức ký quỹ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được Chính phủ giảm 80.000.000 triệu đồng (tám mươi triệu đồng), con số này sẽ được ngân hàng hoàn trả cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 

Để được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định của pháp luật.

Sau khi nộp hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở, cụ thể ở đây là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Kết luận

Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao kéo theo đó là nhu cầu du lịch cũng ngày một lớn hơn. Do đó, các hoạt động du lịch đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là du lịch nội địa. Hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành được thành lập và hoạt động, tuy nhiên để có thể kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước thì trước hết doanh nghiệp cần phải có Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

Các doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi các doanh nghiệp có trụ sở để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Tuy nhiên, có một số trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp nộp vào Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bị từ chối nhiều lần vì không đạt yêu cầu, để tránh mất thời gian và công sức thì các doanh nghiệp nên tìm đến các văn phòng luật uy tín để được tư vấn và hỗ trợ xin giấy phép cho doanh nghiệp thuận lợi hơn. NPLaw là một trong những công ty luật có uy tín trong việc hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cam kết đồng hành cùng khách hàng trên mọi chặng đường pháp lý. Nếu khách hàng cần hỗ trợ hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan