GIẤY PHÉP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN

Hiện tại, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể cho giấy phép kinh doanh hay giấy phép kinh doanh có điều kiện . Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện

1. Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện là gì?

Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện là giấy phép ngành, nghề mà việc hoạt động đầu tư kinh doanh đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do: quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

 Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay

2. Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 như sau:

STT

NGÀNH, NGHỀ

1

Sản xuất con dấu

2

Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)

3

Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ

4

Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị

5

Kinh doanh súng bắn sơn

6

Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng

7

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ

8

Kinh doanh dịch vụ xoa bóp

9

Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên

10

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ

11

Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy

12

Hành nghề luật sư

13

Hành nghề công chứng

14

Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả

15

Hành nghề đấu giá tài sản

16

Hành nghề thừa phát lại

17

Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản

18

Kinh doanh dịch vụ kế toán

19

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

20

Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế

……

Căn cứ: Luật Đầu tư 2020 và được sửa đổi bởi Luật số 03/2022/QH15, Luật Điện ảnh 2022, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022, Luật Giao dịch điện tử 2023, Luật Căn cước 2023, Luật Tài nguyên nước 2023.

Quy định pháp luật về giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
II. Quy định pháp luật về giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện

1. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các tiêu chí về giấy phép kinh doanh và điều kiện đầu tư kinh doanh.

a)Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh

Theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

b)Doanh nghiệp phải đủ điều kiện đầu tư kinh doanh

Theo Khoản 9 Điều 2 Luật đầu tư 2020, điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Tùy ngành, nghề mà điều kiện đầu tư kinh doanh là khác nhau. Tuy nhiên, điều kiện đầu tư kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
  • Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
  • Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
  • Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
  • Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
  • Giấy phép;
  • Giấy chứng nhận;
  • Chứng chỉ;
  • Văn bản xác nhận, chấp thuận;
  • Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh mới nhất hiện nay

Căn cứ vào ngành nghề mà thủ tục làm giấy phép kinh doanh cũng có sự khác nhau, tuy nhiên sẽ theo quy trình các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu, điều kiện của ngành nghề sắp sửa kinh doanh
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Tùy theo mỗi ngành nghề mà điều kiện và cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cũng khác nhau.

Ví dụ: 

  • Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp đến Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 10 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy:
  • Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;
  • Thời hạn giải quyết từ 5 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
  • Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
  • Nộp hồ sơ tại Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh);
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ đủ điều kiện

Sau khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ và đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp để được phép kinh doanh.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện

1. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Tùy vào từng loại giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện mà sẽ có cơ quan tiếp nhận, xử lý và cấp giấy phép.

Ví dụ như: Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC sẽ cấp giấy phép PCCC.

2. Thời gian cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện như thế nào?

Không thể xác định được thời gian cụ thể. Bởi tùy vào từng loại giấy phép kinh doanh mà thời gian hoàn thành sẽ khác nhau. Chẳng hạn như: giấy phép vệ sinh ATTP thời gian giải quyết hồ sơ là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ; giấy phép PCCC thời gian giải quyết từ 5 -15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

IV. Vấn đề cấp giấy phé p kinh doanh ngành nghề có điều kiện có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan