GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG GIẢ

Hiện nay, tình trạng giấy phép lao động giả đang phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy phép lao động giả và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy phép lao động giả như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng giấy phép lao động giả

Hiện nay, tình trạng giấy phép lao động giả đang phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như:

  • Sự cần thiết của giấy phép lao động: Để làm việc hợp pháp tại một quốc gia, người lao động cần có giấy phép lao động hoặc thị thực lao động tương đương. Do nhu cầu lao động lớn và việc xin giấy phép lao động khá phức tạp, nhiều người chọn cách mua giấy phép lao động giả để tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Sự lỏng lẻo trong quản lý giấy tờ: Một số tổ chức, cơ quan chính phủ không kiểm tra kỹ lưỡng hoặc chưa đủ tiêu chuẩn trong việc xác minh tính hợp lệ của giấy phép lao động, tạo điều kiện cho việc làm giả giấy tờ.
  • Lợi ích kinh tế: Có những tổ chức hoặc cá nhân lợi dụng việc cung cấp giấy phép lao động giả để hưởng lợi từ việc làm cũng như từ việc "hỗ trợ" người lao động.

Tình trạng giấy phép lao động giả không chỉ gây ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội và uy tín của quốc gia. Để ngăn chặn tình trạng này, cần có sự chặt chẽ trong việc kiểm tra và xác minh tính hợp lệ của giấy tờ lao động, đồng thời tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc đấu tranh chống lại tội phạm lao động môi giới lao động trái phép.

Quy định pháp luật về giấy phép lao động giả

II. Quy định pháp luật về giấy phép lao động giả

1. Giấy phép lao động giả là gì?

Giấy phép lao động giả là tài liệu giả mạo được sử dụng để xác nhận việc làm cho người lao động mà không có sự chứng thực từ cơ quan chính thức. Điều này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hậu quả nghiêm trọng cho cả nhà tuyển dụng và người lao động.

2. Làm sao để biết giấy phép lao động giả?

Có một số cách để kiểm tra xem giấy phép lao động có phải là giả hay không:

  • Kiểm tra thông tin trên giấy phép lao động: Bạn có thể so sánh các thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, địa chỉ với thông tin cá nhân của người sở hữu giấy phép lao động để xác định tính xác thực của giấy tờ.
  • Liên hệ với cơ quan cấp giấy phép lao động: Bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan cấp giấy phép lao động hoặc với người đại diện của cơ quan để xác minh thông tin của giấy phép.
  • Kiểm tra chính thức: Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ về sự tồn tại của giấy phép lao động, bạn có thể đưa giấy tờ đó đến cơ quan có thẩm quyền chính thức để kiểm tra tính hợp lệ của nó.

3. Sử dụng giấy phép lao động giả bị xử lý thế nào?

- Đối với người "sản xuất" giấy phép giả

 Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định như sau: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Như vậy, đối với người “sản xuất” giấy phép giả thì sẽ bị bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm tùy vào mức độ vi phạm.

Sử dụng giấy phép lao động giả bị xử lý thế nào?

- Đối với đơn vị thực hiện thủ tục giấy phép lao động giả

Đối với đơn vị thực hiện thủ tục giấy phép lao động giả sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động. Cụ thể, đơn vị đó có thể bị xử phạt hành chính, bị thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc ngừng hoạt động hoặc thậm chí có thể bị khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra, hành vi làm giả giấy phép lao động còn có thể ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của đơn vị và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người lao động.

III. Giải đáp một số câu hỏi về giấy phép lao động giả

1. Khi phát hiện người lao động sử dụng giấy phép lao động giả thì có đuổi việc được không? 

Căn cứ vào Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp bị xử lý kỷ luật sa thải như sau:

“Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Theo đó trong những trường hợp bị xử lý kỷ luật sa thải thì không có trường hợp nào quy định về việc sử dụng bằng giả sẽ bị sa thải.

Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 chưa có quy định cụ thể về việc người lao động sử dụng bằng giả. Khi phát hiện thì người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động vì người lao động cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình tuyển dụng.

Vậy kết luận người lao động sử dụng bằng cấp giả khi đi làm thì không bị xử lý kỷ luật với hình thức sa thải.

2. Làm giả giấy tờ để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bị xử lý vi phạm hành chính không? 

Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

“Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại

...

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

...

Như vậy, làm giả giấy tờ để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

3. Làm giả giấy tờ để xin cấp giấy phép lao động cho người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

“Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại

...

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

...

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

…”

Theo đó, làm giả hồ sơ để cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng và sẽ bị tịch thu các giấy tờ đó, đồng thời trục xuất người nước ngoài trên giấy tờ làm giả ra khỏi Việt Nam.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về giấy phép lao động giả

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép lao động giả. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan